Sự tranh tụng liên quan đến tội được lắng dịu bởi bao nhiêu cách dàn xếp? - Sự tranh tụng liên quan đến tội được lắng dịu bởi ba cách dàn xếp: bằng cách hành xử Luật với sự hiện diện, bằng việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, và bằng cách dùng cỏ che lấp.

Nếu sự tranh tụng liên quan đến tội không đi đến một cách dàn xếp là cách dùng cỏ che lấp thì có thể được lắng dịu bằng hai cách dàn xếp là cách hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận hay không? - Nên trả lời rằng: ‘Có thể.’

Như vậy là thế nào? - Trường hợp này, vị tỳ khưu là phạm tội nhẹ. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu y nên đi đến gặp một vị tỳ khưu (khác), đp thượng y một bên vai, rồi ngồi chồm hổm, chắp tay lại, và nên nói như vy: - ‘Thưa đi đc, tôi đã phạm tội tên (như vầy), tôi xin trình tội ấy.’ Vị kia nên nói rằng: - ‘Đi đức có nhận thấy (tội) không?’ - ‘Thưa có, tôi nhận thấy.’ - ‘Đi đức hãy thu thúc trong tương lai.’

Này các tỳ khưu, điều ấy được gọi là sự tranh tụng đã được giải quyết. Được giải quyết nhờ vào điều gì? - Nhờ vào cách hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận. Và ở đây, điều gì là ở trong cách hành xử Luật với sự hiện diện? - Sự hiện diện của Pháp, sự hiện diện của Luật, sự hiện diện của nhân sự. ―(như trên)― Và ở đây, sự hiện diện của nhân sự là gì? - Vị khai báo (tội) và vị chứng minh vị ấy khai báo (tội), cả hai đều hiện diện; ở đây, điều ấy là sự hiện diện của nhân sự. Và ở đây, điều gì là ở trong việc phán xử theo tội đã được thừa nhận? - Điều nào là sự thực hiện, sự hành động, sự đt đến, sự thỏa thuận, sự chấp nhận, sự không phản đối thuộc về hành sự phán xử theo tội đã được thừa nhận; ở đây điều ấy là ở trong việc phán xử theo tội đã được thừa nhận. Này các tỳ khưu, khi đã được giải quyết như thế, nếu vị ghi nhận (tội) khơi lại sự tranh tụng, vị khơi lại phạm tội pācittiya.

Nếu vị ấy chấp nhận như thế, theo đó việc ấy là tốt đẹp. Nếu vị ấy không chấp nhận như thế, này các tỳ khưu, vị tỳ khưu y nên đi đến gặp nhiều vị tỳ khưu, đp thượng y một bên vai, đảnh lễ ở bàn chân các tỳ khưu trưng thượng, rồi ngồi chồm hổm, chắp tay lại, và nên nói như vy: - ‘Thưa các ngài, tôi đã phạm tội tên (như vầy), tôi xin trình tội ấy.’

Các vị tỳ khưu ấy cần được thông báo bởi vị tỳ khưu kinh nghim, có năng lực: - ‘Bạch chư đi đức, xin hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) nhớ được, bộc lộ ra, nói ra bằng lời, trình ra sự phạm tội. Nếu là thời điểm thích hợp cho chư đi đức, tôi nên ghi nhận tội của vị tỳ khưu tên (như vầy).’

Vị ấy nên nói rằng: - ‘Đi đức có nhận thấy (tội) không?’ - ‘Thưa có, tôi nhận thấy.’ - ‘Đi đức hãy thu thúc trong tương lai.’

Này các tỳ khưu, điều ấy được gọi là sự tranh tụng đã được giải quyết. Được giải quyết nhờ vào điều gì? - Nhờ vào cách hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận. Và ở đây, điều gì là ở trong cách hành xử Luật với sự hiện diện? - Sự hiện diện của Pháp, sự hiện diện của Luật, sự hiện diện của nhân sự. ―(như trên)― Và ở đây, sự hiện diện của nhân sự là gì? - Vị khai báo (tội) và vị chứng minh vị ấy khai báo (tội), cả hai đều hiện diện; ở đây, điều ấy là sự hiện diện của nhân sự. Và ở đây, điều gì là ở trong việc phán xử theo tội đã được thừa nhận? - Điều nào là sự thực hiện, sự hành động, sự đt đến, sự thỏa thuận, sự chấp nhận, sự không phản đối thuộc về hành sự phán xử theo tội đã được thừa nhận; ở đây điều ấy là ở trong việc phán xử theo tội đã được thừa nhận. Này các tỳ khưu, khi đã được giải quyết như thế, nếu vị ghi nhận (tội) khơi lại sự tranh tụng, vị khơi lại phạm tội pācittiya.

Nếu vị ấy chấp nhận như thế, theo đó việc ấy là tốt đẹp. Nếu vị ấy không chấp nhận như thế, này các tỳ khưu, vị tỳ khưu y nên đi đến hội chúng, đp thượng y một bên vai, đảnh lễ ở bàn chân các tỳ khưu trưng thượng, rồi ngồi chồm hổm, chắp tay lại, và nên nói như vầy: - ‘Bạch các ngài, tôi đã phạm tội tên (như vầy), tôi xin trình tội ấy.’

Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu kinh nghim, có năng lực: ‘Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) nhớ được, bộc lộ ra, nói ra bằng lời, trình ra sự phạm tội. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, tôi nên ghi nhận tội của vị tỳ khưu tên (như vầy).’

Vị ấy nên nói rằng: - ‘Đi đức có nhận thấy (tội) không?’ -Thưa có, tôi nhận thấy.’ - ‘Đi đức hãy thu thúc trong tương lai.’

Này các tỳ khưu, điều ấy được gọi là sự tranh tụng đã được giải quyết. Được giải quyết nhờ vào điều gì? - Nhờ vào cách hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận. Và ở đây, điều gì là ở trong cách hành xử Luật với sự hiện diện? - Sự hiện diện của hội chúng, sự hiện diện của Pháp, sự hiện diện của Luật, sự hiện diện của nhân sự. ―(như trên)― Này các tỳ khưu, nếu có vị khơi lại sự tranh tụng đã được giải quyết như thế, vị khơi lại phạm tội pācittiya; (nếu) vị gởi thỏa thuận phê phán, vị phê phán phạm tội pācittiya.

*****



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada