Này các tỳ khưu, trong khi các t khưu ấy phán xét sự tranh tụng ấy, nếu các lời bàn cãi vô bổ được sanh khởi và không lời phát biểu nào có ý nghĩa; này các tỳ khưu, ta cho phép giải quyết sự tranh tụng như thế ấy theo lối đại biểu.

Theo lối đại biểu, cần chỉ định vị tỳ khưu có đưc mười yếu tố: Là vị có giới hạnh, sống thu thúc theo sự thu thúc của giới bổn Pātimokkha, thành tựu về hạnh kiểm và chốn đi lại, thấy được sự nguy hiểm trong những tội lỗi nhỏ nhặt, thọ trì và thực hành theo các điều học; là vị nghe nhiều, nắm giữ và tích lũy các điu đã được nghe, các pháp nào là tốt đẹp phần đầu, tốt đẹp phần giữa, tốt đẹp phần cuối, thành tựu về ý nghĩa, thành tựu về văn tự, giảng giải về Phạm hạnh thanh tịnh một cách trọn vẹn và đy đủ; các pháp có hình thức như thế được (vị ấy) nghe nhiều, ghi nhớ, ôn đọc ra lời, dùng trí quán sát, dùng tri kiến phân tích; cả hai bộ giới bổn Pātimokkha đã khéo được truyền thừa với chi tiết đến vị ấy, khéo đưc phân tích, khéo được ứng dụng, khéo đưc xác định theo từng điều học, theo từng từ ngữ; là vị tinh xảo về Luật không có bối rối; là vị có năng lực làm cho cả hai phe đi địch với nhau hiểu biết được, làm cho suy nghĩ lại, làm cho suy tư, làm cho thy được, và làm cho hoan hỷ; khéo léo giải quyết sự sanh khởi của cuộc tranh tụng; vị hiểu biết sự tranh tụng; hiểu biết nguyên cớ của cuộc tranh tụng; hiểu biết sự chấm dứt của cuộc tranh tụng; hiểu biết đường lối thực hành để chấm dứt cuộc tranh tụng. Này các tỳ khưu, ta cho phép ch định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có đưc mười yếu tố này.

Và này các tỳ khưu, nên ch đnh như vầy: Trước hết, vị tỳ khưu cn được yêu cầu; sau khi yêu cầu, hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu kinh nghim, có năng lực:

‘Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Trong khi chúng ta phán xét sự tranh tụng này, các lời bàn cãi vô bổ được sanh khởi và không lời phát biểu nào có ý nghĩa. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên chỉ định vị tỳ khưu tên (như vy) và tên (như vy) để giải quyết sự tranh tụng này theo lối đại biểu. Đây là li đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Trong khi chúng ta phán xét sự tranh tụng này, các lời bàn cãi vô bổ được sanh khởi và không lời phát biểu nào có ý nghĩa. Hội chúng chỉ định vị tỳ khưu tên (như vy) và tên (như vy) để giải quyết sự tranh tụng này theo lối đại biểu. Đi đức nào đồng ý việc chỉ định vị tỳ khưu tên (như vy) và tên (như vy) để giải quyết sự tranh tụng này theo lối đại biểu xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.

Vị tỳ khưu tên (như vy) và tên (như vy) đã được hội chúng chỉ đnh để giải quyết sự tranh tụng này theo lối đại biểu. Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.’

Này các tỳ khưu, nếu các tỳ khưu ấy có thể giải quyết sự tranh tụng ấy theo lối đại biểu, này các tỳ khưu, điều ấy được gọi là sự tranh tụng đã được giải quyết. Được giải quyết nhờ vào điều gì? - Nhờ vào cách hành xử Luật với sự hiện diện. Và ở đây, điều gì là ở trong cách hành xử Luật với sự hiện diện? - Sự hiện diện của hội chúng, sự hiện diện của Pháp, sự hiện diện của Luật. ―(như trên)― Này các tỳ khưu, nếu có vị khơi lại sự tranh tụng đã được giải quyết như thế, vị khơi lại phạm tội pācittiya.

Này các tỳ khưu, trong khi các t khưu y đang phán xét sự tranh tụng ấy, nếu ở đó, có vị tỳ khưu là Pháp sư nhưng vị ấy là không được truyền thừa về Kinh điển, về sự phân tích giới bổn, vị ấy trong khi không xem xét ý nghĩa lại phủ nhận ý nghĩa ẩn sau các văn tự. Các tỳ khưu ấy cần được thông báo bởi vị tỳ khưu kinh nghim, có năng lực:

‘Bạch chư đi đức, xin hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu tên (như vầy) là Pháp sư nhưng vị ấy là không được truyền thừa về Kinh điển, về sự phân tích giới bổn, vị ấy trong khi không xem xét ý nghĩa lại phủ nhận ý nghĩa ẩn sau các văn tự. Nếu là thời điểm thích hợp cho chư đi đức, chúng ta nên loại ra vị tỳ khưu tên (như vầy) và những người còn lại (chúng ta) sẽ giải quyết sự tranh tụng này.’

Này các tỳ khưu, nếu các tỳ khưu ấy sau khi loại vị tỳ khưu ấy ra có thể giải quyết sự tranh tụng ấy; này các tỳ khưu, điều ấy được gọi là sự tranh tụng đã được giải quyết. Được giải quyết nhờ vào điều gì? - Nhờ vào cách hành xử Luật với sự hiện diện. Và ở đây, điều gì là ở trong cách hành xử Luật với sự hiện diện? - Sự hiện diện của Pháp, sự hiện diện của Luật, sự hiện diện của nhân sự. ―(như trên)― Này các tỳ khưu, nếu có vị khơi lại sự tranh tụng đã được giải quyết như thế, vị khơi lại phạm tội pācittiya.

Này các tỳ khưu, trong khi các vị tỳ khưu y đang phán xét sự tranh tụng ấy, nếu ở đó, có vị tỳ khưu là Pháp sư bởi vì vị ấy là được truyền thừa về Kinh đin (nhưng) thiếu về sự phân tích giới bổn, vị ấy trong khi không xem xét ý nghĩa lại phủ nhận ý nghĩa ẩn sau các văn tự. Các tỳ khưu ấy cần được thông báo bởi vị tỳ khưu kinh nghim, có năng lực:

‘Bạch chư đi đức, xin hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu tên (như vy) là Pháp sư bởi vì vị ấy là được truyền thừa về Kinh đin (nhưng) thiếu về sự phân tích giới bổn, vị ấy trong khi không xem xét ý nghĩa lại phủ nhận ý nghĩa ẩn sau các văn tự. Nếu là thời điểm thích hợp cho chư đi đức, chúng ta nên loại ra vị tỳ khưu tên (như vầy) và những người còn lại (chúng ta) sẽ giải quyết sự tranh tụng này.’

Này các tỳ khưu, nếu các tỳ khưu ấy sau khi loại vị tỳ khưu ấy ra có thể giải quyết sự tranh tụng ấy; này các tỳ khưu, điều ấy được gọi là sự tranh tụng đã được giải quyết. Được giải quyết nhờ vào điều gì? - Nhờ vào cách hành xử Luật với sự hiện diện. Và ở đây, điều gì là ở trong cách hành xử Luật với sự hiện diện? - Sự hiện diện của Pháp, sự hiện diện của Luật, sự hiện diện của nhân sự. ―(như trên)― Này các tỳ khưu, nếu có vị khơi lại sự tranh tụng đã được giải quyết như thế, vị khơi lại phạm tội pācittiya.

*****



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada