Có loại tội vị vi phạm không có ý thức, thoát tội có ý thức.[1] Có loại tội vị vi phạm có ý thức, thoát tội không có ý thức.[2] Có loại tội vị vi phạm không có ý thức, thoát tội không có ý thức. Có loại tội vị vi phạm có ý thức, thoát tội có ý thức. Có loại tội vị vi phạm với tâm thiện, thoát tội với tâm thiện.[3] Có loại tội vị vi phạm với tâm thiện, thoát tội với tâm bất thiện.[4]Có loại tội vị vi phạm với tâm thiện, thoát tội với tâm vô ký.[5] Có loại tội vị vi phạm với tâm bất thiện, thoát tội với tâm thiện. Có loại tội vị vi phạm với tâm bất thiện, thoát tội với tâm bất thiện. Có loại tội vị vi phạm với tâm bất thiện, thoát tội với tâm vô ký. Có loại tội vị vi phạm với tâm vô ký,[6] thoát tội với tâm thiện. Có loại tội vị vi phạm với tâm vô ký, thoát tội với tâm bất thiện. Có loại tội vị vi phạm với tâm vô ký, thoát tội với tâm vô ký.
Tội pārājika thứ nhất sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội? - Tội pārājika thứ nhất sanh lên với một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.
Tội pārājika thứ nhì sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội? - Tội pārājika thứ nhì sanh lên với ba nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.
Tội pārājika thứ ba sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội? - Tội pārājika thứ ba sanh lên với ba nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.
Tội pārājika thứ tư sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội? - Tội pārājika thứ tư sanh lên với ba nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.
Dứt bốn tội pārājika.
*****
Tội saṅghādisesa đến vị gắng sức và làm xuất ra tinh dịch sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội? - Tội saṅghādisesa đến vị gắng sức và làm xuất ra tinh dịch sanh lên với một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.
Tội saṅghādisesa đến vị thực hiện việc xúc chạm thân thể với người nữ sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội? - Tội saṅghādisesa đến vị thực hiện việc xúc chạm thân thể với người nữ sanh lên với một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.
Tội saṅghādisesa đến vị nói với người nữ bằng những lời dâm dật sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội? - Tội saṅghādisesa đến vị nói với người nữ bằng những lời dâm dật sanh lên với ba nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.
Tội saṅghādisesa đến vị ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trong sự hiện diện của người nữ sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội? - Tội saṅghādisesa đến vị ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trong sự hiện diện của người người nữ sanh lên với ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Tội saṅghādisesa đến vị tiến hành việc mai mối sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội? - Tội saṅghādisesa đến vị tiến hành việc mai mối sanh lên với sáu nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do khẩu, không do thân không do ý; có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.
Tội saṅghādisesa đến vị bảo xây dựng cốc liêu do tự mình xin (vật liệu) sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội? - Tội saṅghādisesa đến vị bảo xây dựng cốc liêu do tự mình xin (vật liệu) sanh lên với sáu nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Tội saṅghādisesa đến vị bảo xây dựng trú xá lớn sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội? - Tội saṅghādisesa đến vị bảo xây dựng trú xá lớn sanh lên với sáu nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Tội saṅghādisesa đến vị bôi nhọ vị tỳ khưu về tội pārājika không có nguyên cớ sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội? - Tội saṅghādisesa đến vị bôi nhọ vị tỳ khưu về tội pārājika không có nguyên cớ sanh lên với ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Tội saṅghādisesa đến vị nắm lấy sự kiện nào đó chỉ là nhỏ nhặt thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt rồi bôi nhọ vị tỳ khưu về tội pārājika sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội? - Tội saṅghādisesa đến vị nắm lấy sự kiện nào đó chỉ là nhỏ nhặt thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt rồi bôi nhọ vị tỳ khưu về tội pārājika sanh lên với ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Tội saṅghādisesa đến vị tỳ khưu là người chia rẽ hội chúng không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội? - Tội saṅghādisesa đến vị tỳ khưu là người chia rẽ hội chúng không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba sanh lên với một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.
Tội saṅghādisesa đến các vị tỳ khưu là những kẻ xu hướng theo việc chia rẽ (hội chúng) không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội? - Tội saṅghādisesa đến các vị tỳ khưu là những kẻ xu hướng theo việc chia rẽ (hội chúng) không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba sanh lên với một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.
Tội saṅghādisesa đến vị tỳ khưu khó dạy không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội? - Tội saṅghādisesa đến vị tỳ khưu khó dạy không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba sanh lên với một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.
Tội saṅghādisesa đến vị tỳ khưu là người làm hư hỏng các gia đình không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội? - Tội saṅghādisesađến vị tỳ khưu là người làm hư hỏng các gia đình không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba sanh lên với một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.
Dứt mười ba tội saṅghādisesa.
*****
―(như trên)―
Tội dukkaṭa đến vị đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội? - Tội dukkaṭa đến vị đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng sanh lên với một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.
Dứt các tội sekhiya.
*****
Bốn tội pārājika sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội? - Bốn tội pārājika sanh lên với ba nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.
Mười ba tội saṅghādisesa sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội? - Mười ba tội saṅghādisesa sanh lên với sáu nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do khẩu, không do thân không do ý; có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.
Hai tội aniyata sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội? - Hai tội aniyata sanh lên với ba nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.
Ba mươi tội nissaggiya pācittiya sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội? - Ba mươi tội nissaggiya pācittiya sanh lên với sáu nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do khẩu, không do thân không do ý; có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.
Chín mươi hai tội pācittiya sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội? - Chín mươi hai tội pācittiya sanh lên với sáu nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do khẩu, không do thân không do ý; có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.
Bốn tội pāṭidesanīya sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội? - Bốn tội pāṭidesanīyasanh lên với bốn nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.
Bảy mươi lăm tội sekhiya sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội? - Bảy mươi lăm tội sekhiya sanh lên với ba nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.
Dứt Chương Nguồn Sanh Khởi.
*****
Tóm lược phần này
Vô ý thức, và luôn cả (tâm) thiện, và nguồn sanh khởi trong mọi trường hợp, hãy biết rõ về nguồn sanh khởi theo đúng Pháp có phương thức.
--ooOoo--
[1] Vi phạm không có ý thức, thoát tội có ý thức: Vi phạm không có sự cố ý gọi là vi phạm không có ý thức, còn trong khi sám hối là thoát tội có ý thức (VinA. vii, 1380).
[2] Vi phạm có ý thức, thoát tội không có ý thức: Vi phạm có ý thức là có sự cố ý trong khi vi phạm, còn thoát tội không có ý thức là thoát tội do cách dùng cỏ che lấp (Sđd.).
[3] Vi phạm với tâm thiện, thoát tội với tâm thiện: Vị nghĩ rằng: ‘Ta sẽ bố thí Pháp’ rồi dạy người chưa tu lên bậc trên đọc Pháp theo từng câu là vi phạm tội với tâm thiện. Rồi trong lúc sám hối có tâm hướng thượng nghĩ rằng: ‘Ta đang hành theo lời đức Phật dạy’ là thoát tội với tâm thiện (Sđd.).
[4] Thoát tội với tâm bất thiện: là có trạng thái bực bội khi sám hối (Sđd.).
[5] Thoát tội với tâm vô ký: Trường hợp sám hối trong khi bị ngái ngủ là thoát tội với tâm vô ký (Sđd.).
[6] Vi phạm với tâm vô ký: ví dụ như trường hợp bị ngái ngủ rồi vi phạm việc nằm chung chỗ ngụ với người nữ (Sđd.).
Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada