Vị cáo tội nên thực hành thế nào? Vị bị buộc tội nên thực hành thế nào? Hội chúng nên thực hành thế nào? Vị xét xử nên thực hành thế nào?

Vị cáo tội nên thực hành thế nào? - Vị cáo tội nên cáo tội vị khác sau khi đã trú vào năm pháp: ‘Tôi s nói đúng thời không phải không đúng thời; tôi sẽ nói với sự thật không phải với sự không thật; tôi sẽ nói mềm mỏng không thô lỗ; tôi sẽ nói có liên hệ đến mục đích không phải không liên hệ đến mục đích; tôi sẽ nói với tâm từ không phải với nội tâm có sân hận.’ Vị cáo tội nên thực hành như thế.

Vị bị buộc tội nên thực hành thế nào? - Vị bị buộc tội nên thực hành ở hai pháp: ở sự chân thật và ở sự không nổi giận. Vị bị buộc tội nên thực hành như thế.

Hội chúng nên thực hành thế nào? - Hội chúng nên biết điều gì đã đưc nói ra và chưa được nói ra. Hội chúng nên thực hành như thế.

Vị xét xử nên thực hành thế nào? - Sự tranh tụng ấy được giải quyết với Pháp nào, với Luật nào, với lời dạy nào của bậc Đo Sư, vị xét xử nên giải quyết sự tranh tụng ấy theo như thế. Vị xét xử nên thực hành như thế.

Lễ Uposatha vì mục đích gì? Lễ Pavāraā có nguyên nhân là gì? Phạt parivāsa vì mục đích gì? Việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu có nguyên nhân là gì? Hình phạt mānatta vì mục đích gì? Việc giải tội có nguyên nhân là gì?

– Lễ Uposatha nhằm mục đích hợp nhất. Lễ Pavāraā nhằm mục đích thanh tịnh. Hình phạt parivāsa nhằm mục đích hình phạt mānatta. Vic đưa về lại (hình phạt) ban đầu nhằm mục đích kềm chế. Hình phạt mānatta nhằm mục đích giải tội. Việc giải tội nhằm mục đích thanh tịnh.

ưa thích, vì sân hận, vì sợ hãi, vì si mê, và gièm pha các vị trưởng lão, khi tan rã xác thân, kẻ trí tồi tự chôn lấy mình, có các giác quan bị hư hoi, đi địa ngục, là kẻ khờ, và không tôn kính học tập.

Không nương tựa ngay cả vật chất và không nương ta ngưi, sau khi đã buông bỏ cả hai điều này, nên thực hành đúng theo Pháp.

*****



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada