Đối với hành sự Uposatha, việc gì là đầu tiên, việc gì là ở giữa, việc gì là kết cuộc? - Đối với hành sự Uposatha, sự hợp nhất là đầu tiên, sự thực hiện là ở giữa, sự hoàn tất là kết cuộc.
Đối với hành sự Pavāraṇā, việc gì là đầu tiên, việc gì là ở giữa, việc gì là kết cuộc? - Đối với hành sự Pavāraṇā, sự hợp nhất là đầu tiên, sự thực hiện là ở giữa, sự hoàn tất là kết cuộc.
Đối với hành sự khiển trách, việc gì là đầu tiên, việc gì là ở giữa, việc gì là kết cuộc? - Đối với hành sự khiển trách, sự việc và nhân vật là đầu tiên, lời đề nghị là ở giữa, tuyên ngôn hành sự là kết cuộc.
Đối với hành sự chỉ dạy, ―(như trên)― Đối với hành sự xua đuổi, ―(như trên)― Đối với hành sự hòa giải, ―(như trên)― Đối với hành sự án treo, ―(như trên)― Đối với việc ban cho hình phạt parivāsa, ―(như trên)― Đối với việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu, ―(như trên)― Đối với việc ban cho hình phạt mānatta, ―(như trên)― Đối với việc giải tội, việc gì là đầu tiên, việc gì là ở giữa, việc gì là kết cuộc?
Đối với hành sự tu lên bậc trên, việc gì là đầu tiên, việc gì là ở giữa, việc gì là kết cuộc? - Đối với hành sự tu lên bậc trên, sự việc và nhân vật là đầu tiên, lời đề nghị là ở giữa, tuyên ngôn hành sự là kết cuộc.
Đối với việc thu hồi hành sự khiển trách, việc gì là đầu tiên, việc gì là ở giữa, việc gì là kết cuộc? – Đối với việc thu hồi hành sự khiển trách, sự thực hành phận sự đúng đắn là đầu tiên, lời đề nghị là ở giữa, tuyên ngôn hành sự là kết cuộc.
Đối với việc thu hồi hành sự chỉ dạy, ―(như trên)― Đối với việc thu hồi hành sự xua đuổi, ―(như trên)― Đối với việc thu hồi hành sự hòa giải, ―(như trên)― Đối với việc thu hồi hành sự án treo, việc gì là đầu tiên, việc gì là ở giữa, việc gì là kết cuộc? – Đối với việc thu hồi hành sự án treo, việc thực hành phận sự đúng đắn là đầu tiên, lời đề nghị là ở giữa, tuyên ngôn hành sự là kết cuộc.
Đối với hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, việc gì là đầu tiên, việc gì là ở giữa, việc gì là kết cuộc? - Đối với hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, sự việc và nhân vật là đầu tiên, lời đề nghị là ở giữa, tuyên ngôn hành sự là kết cuộc.
Đối với hành xử Luật khi không điên cuồng, ―(như trên)― Đối với (hành xử Luật) theo tội của vị ấy, ―(như trên)― Đối với cách dùng cỏ che lấp, ―(như trên)― Đối với việc chỉ định vị giáo giới tỳ khưu ni, ―(như trên)― Đối với việc đồng ý về sự không vi phạm tội vì xa lìa ba y, ―(như trên)― Đối với việc đồng ý về ngọa cụ, ―(như trên)― Đối với việc chỉ định vị quăng bỏ vàng bạc, ―(như trên)― Đối với việc chỉ định vị tiếp nhận y khoác ngoài, ―(như trên)― Đối với việc chỉ định vị tiếp nhận bình bát, ―(như trên)― Đối với việc đồng ý về gậy, ―(như trên)― Đối với việc đồng ý về dây, ―(như trên)― Đối với việc đồng ý về gậy và dây, việc gì là đầu tiên, việc gì là ở giữa, việc gì là kết cuộc? - Đối với việc đồng ý về gậy và dây, sự việc và nhân vật là đầu tiên, lời đề nghị là ở giữa, tuyên ngôn hành sự là kết cuộc.
Dứt các câu trả lời.
Dứt các câu vấn đáp về lễ Uposatha, v.v...
--ooOoo--
Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada