Vị nhận thức được tám điều lợi ích không nên phạt án treo vị tỳ khưu ấy trong việc không nhìn nhận tội.[32] Vị nhận thức được tám điều lợi ích nên sám hối tội ấy vì niềm tin của các vị khác.[33] Tám tội vi phạm (khi được nhắc nhở) cho đến lần thứ ba.[34] Vị làm hư hỏng các gia đình với tám biểu hiện.[35] Tám tiêu đề về việc phát sanh y.[36] Tám tiêu đề về việc hết hiệu lực của Kaṭhina.[37] Tám loại thức uống.[38] Devadatta có tâm bị chế ngự, bị ám ảnh bởi tám điều không đúng Chánh Pháp là kẻ sanh đọa xứ, là kẻ đi địa ngục, phải chịu đựng trọn kiếp, không thể sửa đổi được.[39] Tám pháp của thế gian. Tám Trọng Pháp.[40] Tám tội pāṭidesanīya. Lời nói dối có tám chi phần.[41] Tám chi phần của ngày Uposatha (Bát quan trai giới). Tám chi phần của người sứ giả.[42] Tám cách thực hành của ngoại đạo. Tám pháp kỳ diệu phi thường trong biển cả.[43] Tám pháp kỳ diệu phi thường trong Pháp và Luật này.[44] Tám vật không phải là đồ thừa. Tám vật là đồ thừa.[45] Khi rạng đông vào ngày thứ tám thì phạm vào nissaggiya.[46] Tám tội pārājika. Vị ni trong khi làm đầy đủ sự việc thứ tám nên bị trục xuất.[47] (Tội) đã được trình ra và chưa được trình ra bởi vị ni làm đầy đủ sự việc thứ tám. Sự tu lên bậc trên có tám lời thông báo.[48] Nên đứng dậy đối với tám (vị ni thâm niên). Chỗ ngồi nên dành cho tám (vị ni thâm niên).[49] Vị nữ cư sĩ thỉnh cầu tám điều ước muốn.[50] Vị tỳ khưu có tám yếu tố nên được chỉ định là vị giáo giới tỳ khưu ni.[51] Tám điều lợi ích cho vị nắm vững về Luật.[52] Tám điều tối đa. Vị tỳ khưu đã được thực hiện hành sự theo tội của vị ấy nên thực hành nghiêm chỉnh trong tám pháp.[53] Tám sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp. Tám sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp.
Dứt Nhóm Tám.
*****
Tóm lược phần này
Không phải vị tỳ khưu ấy, luôn cả đối với các vị khác, cho đến lần thứ ba, các sự làm hư hỏng, các tiêu đề (về y), các sự thâu hồi Kaṭhina, các thức uống, và với vị bị ngự trị.
(Tám) pháp thế gian, (tám) Trọng Pháp, (tám) tội pāṭidesanīya, (tám) sự nói dối, các ngày trai giới, và (tám) điều của sứ giả, (tám cách thực hành của) ngoại đạo, và (của) biển cả.
(Tám điều) phi thường, (tám vật) không phải là đồ thừa, đồ thừa, tội nissaggiya, tội pārājika, (làm) sự việc thứ tám, đã không được trình ra, sự tu lên bậc trên.
Sự đứng dậy, và luôn cả chỗ ngồi, điều ước muốn, và với vị giáo giới, các điều lợi ích, (tám) điều tối đa, sự thực hành trong tám pháp, sai pháp, và đúng pháp, và các nhóm tám pháp đã được khéo trình bày.
Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada