Do duyên tranh tụng liên quan đến tranh cãi vi phạm bao nhiêu tội? – Do duyên tranh tụng liên quan đến tranh cãi vi phạm hai tội: Vị mắng nhiếc vị đã tu lên bậc trên phạm tộipācittiya; vị mắng nhiếc ngưi chưa tu lên bậc trên phạm tội dukkaṭa. Do duyên tranh tụng liên quan đến tranh cãi vi phạm hai tội này.

Các tội ấy liên hệ với bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hng? ―(như trên)Được làm lắng dịu bởi bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

- Các tội ấy liên hệ với một sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được tổng hợp vào hai nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do ba nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được làm lắng dịu bởi ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

Do duyên tranh tụng liên quan đến khiển trách vi phạm bao nhiêu tội? – Do duyên tranh tụng liên quan đến khiển trách vi phạm ba tội: Vị bôi nhọ vị tỳ khưu về tội pārājika không có nguyên cớ phạm tội saṅghādisesa; vị bôi nhọ vị tỳ khưu về tội saṅghādisesa không có nguyên cớ phạm tội pācittiya; vị bôi nhọ vị tỳ khưu với sự hư hỏng về hạnh kiểm không có nguyên cớ phạm tội dukkaṭa. Do duyên tranh tụng liên quan đến khiển trách vi phạm ba tội này.

Các tội ấy liên hệ với bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hng? ―(như trên)Được làm lắng dịu bởi bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

- Các tội ấy liên hệ với hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được tổng hợp vào ba nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội saṅghādisesa, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do ba nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được làm lắng dịu bởi ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

Do duyên tranh tụng liên quan đến tội vi phạm bao nhiêu tội? – Do duyên tranh tụng liên quan đến tội vi phạm bốn tội: Vị tỳ khưu ni biết mà che giấu tội pārājika (của tỳ khưu ni khác) phạm tội pārājika; có sự hoài nghi rồi che giấu phạm tội thullaccaya; vị tỳ khưu che giấu tội saṅghādisesa (của vị tỳ khưu khác) phạm tội pācittiya; vị che giấu sự hư hỏng về hạnh kiểm phạm tội dukkaṭa. Do duyên tranh tụng liên quan đến tội vi phạm bốn tội này.

Các tội ấy liên hệ với bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hng? ―(như trên)Được làm lắng dịu bởi bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

- Các tội ấy liên hệ với hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được tổng hợp vào bốn nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pārājika, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được làm lắng dịu bởi ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

Do duyên tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ vi phạm bao nhiêu tội? Do duyên tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ vi phạm năm tội: Vị tỳ khưu ni là ngưi xu hướng theo kẻ bị phạt án treo không chịu dứt bỏ với lời nhắc nhở đến lần thứ ba, do lời đề nghị phạm tộidukkaṭa, do hai lời tuyên ngôn của hành sự phạm các tội thullaccaya, vào lúc chấm dứt tuyên ngôn hành sự phạm tội pārājika; các tỳ khưu là nhng ngưi xu hướng theo kẻ chia rẽ (hội chúng) không chịu dứt bỏ với lời nhắc nhở đến lần thứ ba phạm tội saṅghādisesa; vị không chịu dứt bỏ tà kiến ác với lời nhắc nhở đến lần thứ ba phạm tội pācittiya. Do duyên tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ vi phạm năm tội này.

Các tội ấy liên hệ với bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hng? ―(như trên)― Được làm lắng dịu bởi bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

- Các tội ấy liên hệ với hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được tổng hợp vào năm nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pārājika, có thể là nhóm tội saṅghādisesa, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được làm lắng dịu bởi ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

Trừ ra bảy loại tội và bảy nhóm tội, các tội còn lại liên hệ với bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hng? Được tổng hợp vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? Được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? Được làm lắng dịu bởi bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

- Trừ ra bảy loại tội và bảy nhóm tội, các tội còn lại không liên hệ với sự hư hỏng nào trong bốn sự hư hng, không được tổng hợp vào nhóm tội nào trong bảy nhóm tội, không được sanh lên do nguồn sanh tội nào trong sáu nguồn sanh tội, không là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng, không được làm lắng dịu bởi cách dàn xếp nào trong bảy cách dàn xếp. Nguyên nhân của điều ấy là gì? - Trừ ra bảy loại tội và bảy nhóm tội, các tội khác không có.

Dứt phần Do Duyên Tranh Tụng là thứ năm.

Dứt Sự Trùng Lặp Liên Tục.

*****

Tóm Lược Phần Này

Câu hỏi về bao nhiêu, các nguồn sanh (tội), và bao nhiêu tội là tương t y như thế. (Bài kệ) các nguồn sanh tội, và sự hư hỏng, và tương tợ về sự tranh tụng.

--ooOoo—

[5] Là sanh lên do thân, không do khẩu không do ý (ND).



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada