Do duyên hư hỏng về giới vi phạm bao nhiêu loại tội? – Do duyên hư hỏng về giới vi phạm bốn loại tội: Vị tỳ khưu ni biết mà che giấu tội pārājika (của tỳ khưu ni khác) phạm tội pārājika; có sự hoài nghi rồi che giấu phạm tội thullaccaya; vị tỳ khưu che giấu tội saṅghādisesa phạm tội pācittiya; vị che giấu tội xấu của bản thân phạm tội dukkaṭa. Do duyên hư hỏng về giới vi phạm bốn loại tội này.

Các tội ấy liên hệ với bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hng? ―(như trên)Được làm lắng dịu bởi bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

- Các tội ấy liên hệ với hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được tổng hợp vào bốn nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pārājika, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được làm lắng dịu bởi ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

Do duyên hư hỏng về hạnh kiểm vi phạm bao nhiêu loại tội? – Do duyên hư hỏng về hạnh kiểm vi phạm một loại tội: Vị che giấu sự hư hỏng về hạnh kiểm phạm tội dukkaṭa. Do duyên hư hỏng về hạnh kiểm vi phạm một loại tội này.

Tội ấy liên hệ với bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hng? ―(như trên)Được làm lắng dịu bởi bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

 - Tội ấy liên hệ với một sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được tổng hợp vào một nhóm tội trong bảy nhóm tội là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được làm lắng dịu bởi ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

Do duyên hư hỏng về tri kiến vi phạm bao nhiêu loại tội? – Do duyên hư hỏng về tri kiến vi phạm hai loại tội: Vị không dứt bỏ tà kiến ác với sự nhắc nhở đến lần thứ ba, do lời đề nghị phạm tội dukkaṭa; do hai lời tuyên ngôn của hành sự phạm các tội dukkaṭa; vào lúc chấm dứt tuyên ngôn hành sự phạm tội pācittiya. Do duyên hư hỏng về tri kiến vi phạm hai loại tội này.

Các tội ấy liên hệ với bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hng? ―(như trên)Được làm lắng dịu bởi bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

- Các tội ấy liên hệ với một sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được tổng hợp vào hai nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được làm lắng dịu bởi ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

Do duyên hư hỏng về nuôi mạng vi phạm bao nhiêu loại tội? – Do duyên hư hỏng về nuôi mạng vi phạm sáu loại tội: Vì nguyên nhân nuôi mạng vì lý do nuôi mạng, vị (tỳ khưu) có ước muốn xấu xa, bị thúc giục bởi ước muốn, rồi khoác lác về pháp thượng nhân không có không thực chứng phạm tội pārājika; vì nguyên nhân nuôi mạng vì lý do nuôi mạng, vị thực hành việc mai mối phạm tội saṅghādisesa; vì nguyên nhân nuôi mạng vì lý do nuôi mạng, vị nói rằng: ‘Vị (tỳ khưu) nào cư ngụ trong trú xá của đạo hữu, vị tỳ khưu ấy là bậc A-la-hán,’ (người nghe) hiểu được phạm tội thullaccaya; vì nguyên nhân nuôi mạng vì lý do nuôi mạng, vị tỳ khưu yêu cầu các loại vật thực hảo hạng cho nhu cầu của bản thân rồi thọ dụng phạm tội pācittiya; vì nguyên nhân nuôi mạng vì lý do nuôi mạng, vị tỳ khưu ni yêu cầu các loại vật thực hảo hạng cho nhu cầu của bản thân rồi thọ dụng phạm tội pāidesanīya; vì nguyên nhân nuôi mạng vì lý do nuôi mạng, vị tỳ khưu không bị bệnh yêu cầu xúp và cơm cho nhu cầu của bản thân rồi thọ dụng phạm tội dukkaṭa. Do duyên hư hỏng về nuôi mạng vi phạm sáu loại tội này.

Các tội ấy liên hệ với bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hng? ―(như trên)Được làm lắng dịu bởi bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

 - Các tội ấy liên hệ với hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được tổng hợp vào sáu nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pārājika, có thể là nhóm tội saṅghādisesa, có thể là nhóm tộithullaccaya, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội pāidesanīya, có thể là nhóm tộidukkaṭa. Được sanh lên do sáu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do khẩu, không do thân không do ý; có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được làm lắng dịu bởi ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

Dứt phần Do Duyên Hư Hỏng là thứ tư.

*****



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada