Bao nhiêu loại tội vi phạm? Bao nhiêu nhóm tội? Bao nhiêu sự việc đã được rèn luyện? Bao nhiêu sự không kính trọng? Bao nhiêu sự kính trọng? Bao nhiêu sự việc đã được rèn luyện? Bao nhiêu sự hư hỏng? Bao nhiêu nguồn sanh tội? Bao nhiêu nguyên nhân tranh cãi? Bao nhiêu nguyên nhân khiển trách? Bao nhiêu pháp cần được ghi nhớ? Bao nhiêu sự việc gây ra chia rẽ? Bao nhiêu sự tranh tụng? Bao nhiêu cách dàn xếp?
Năm loại tội. Năm nhóm tội. Năm sự việc đã được rèn luyện. Bảy loại tội. Bảy nhóm tội. Bảy sự việc đã được rèn luyện. Sáu sự không kính trọng. Sáu sự kính trọng. Sáu sự việc đã được rèn luyện. Bốn sự hư hỏng. Sáu nguồn sanh tội. Sáu nguyên nhân tranh cãi. Sáu nguyên nhân khiển trách. Sáu pháp cần được ghi nhớ. Mười tám sự việc gây ra chia rẽ. Bốn sự tranh tụng. Bảy cách dàn xếp.
Ở đấy, năm loại tội là gì? – Tội pārājika, tội saṅghādisesa, tội pācittiya, tộipāṭidesanīya, tội dukkaṭa. Đây là năm loại tội.
Ở đấy, năm nhóm tội là gì? – Nhóm tội pārājika, nhóm tội saṅghā-disesa, nhóm tộipācittiya, nhóm tội pāṭidesanīya, nhóm tội dukkaṭa. Đây là năm nhóm tội.
Ở đấy, năm sự việc đã được rèn luyện là gì? - Sự hạn chế, sự khống chế, sự kềm chế, sự tránh xa, sự không làm, sự không hành động, sự không vi phạm, sự không vượt qua lằn ranh, sự cắt đứt mối liên hệ với năm nhóm tội. Đây là năm sự việc đã được rèn luyện.
Ở đấy, bảy loại tội là gì? – Tội pārājika, tội saṅghādisesa, tội thullaccaya, tội pācittiya, tội pāṭidesanīya, tội dukkaṭa, tội dubbhāsita. Đây là bảy loại tội.
Ở đấy, bảy nhóm tội là gì? – Nhóm tội pārājika, nhóm tội saṅghā-disesa, nhóm tộithullaccaya, nhóm tội pācittiya, nhóm tội pāṭidesanīya, nhóm tội dukkaṭa, nhóm tộidubbhāsita. Đây là bảy nhóm tội.
Ở đấy, bảy sự việc đã được rèn luyện là gì? - Sự hạn chế, sự khống chế, sự kềm chế, sự tránh xa, sự không làm, sự không hành động, sự không vi phạm, sự không vượt qua lằn ranh, sự cắt đứt mối liên hệ với bảy nhóm tội. Đây là bảy sự việc đã được rèn luyện.
Ở đấy, sáu sự không kính trọng là gì? - Sự không kính trọng đức Phật, sự không kính trọng Giáo Pháp, sự không kính trọng hội chúng, sự không kính trọng việc học tập, sự không kính trọng việc không xao lãng, sự không kính trọng trong việc tiếp nhận. Đây là sáu sự không kính trọng.
Ở đấy, sáu sự kính trọng là gì? - Sự kính trọng đức Phật, sự kính trọng Giáo Pháp, sự kính trọng hội chúng, sự kính trọng việc học tập, sự kính trọng việc không xao lãng, sự kính trọng trong việc tiếp nhận. Đây là sáu sự kính trọng.
Ở đấy, sáu sự việc đã được rèn luyện là gì? - Sự hạn chế, sự khống chế, sự kềm chế, sự tránh xa, sự không làm, sự không hành động, sự không vi phạm, sự không vượt qua lằn ranh, sự cắt đứt mối liên hệ với sáu sự không kính trọng. Đây là sáu sự việc đã được rèn luyện.
Ở đấy, bốn sự hư hỏng là gì? – Sự hư hỏng về giới, sự hư hỏng về hạnh kiểm, sự hư hỏng về tri kiến, sự hư hỏng về nuôi mạng. Đây là bốn sự hư hỏng.
Ở đấy, sáu nguồn sanh tội là gì? – Có tội sanh lên do thân, không do khẩu không do ý. Có tội sanh lên do khẩu, không do thân không do ý. Có tội sanh lên do thân và do khẩu, không do ý. Có tội sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. Có tội sanh lên do khẩu và do ý, không do thân. Có tội sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. Đây là sáu nguồn sanh tội.
Ở đấy, sáu nguyên nhân tranh cãi là gì? - Ở đây, vị tỳ khưu trở nên giận dữ, có sự hằn học. Vị tỳ khưu nào trở nên giận dữ, có sự hằn học, vị ấy sống không tôn kính không phục tùng bậc Đạo Sư, sống không tôn kính không phục tùng Giáo Pháp, sống không tôn kính không phục tùng hội chúng, có sự thực hành không trọn vẹn việc học tập. Vị tỳ khưu nào sống không tôn kính không phục tùng bậc Đạo Sư, ―(như trên)― Giáo Pháp, ―(như trên)― hội chúng, ―(như trên)―, không có sự thực hành trọn vẹn việc học tập, vị ấy gây nên sự tranh cãi trong hội chúng. Đó là sự tranh cãi đem lại sự không lợi ích cho nhiều người, đem lại sự không an lạc cho nhiều người, đem lại sự không tấn hóa cho nhiều người, đem lại sự không lợi ích và khổ đau cho chư thiên và nhân loại. Nếu các ngươi nhận thức được nguyên nhân tranh cãi có hình thức như thế một cách chủ quan hoặc khách quan, tại đó các ngươi nên nỗ lực cho sự chấm dứt của chính nguyên nhân tranh cãi xấu xa ấy. Nếu các ngươi không nhận thức được nguyên nhân tranh cãi có hình thức như thế một cách chủ quan hoặc khách quan, tại đó các ngươi nên thực hành để không đem lại sự hỗ trợ trong tương lai cho chính nguyên nhân tranh cãi xấu xa ấy. Như thế nguyên nhân tranh cãi xấu xa ấy có được sự chấm dứt. Như thế nguyên nhân tranh cãi xấu xa ấy không có được sự hỗ trợ trong tương lai.
Còn có điều khác nữa, vị tỳ khưu trở nên đạo đức giả dối trá, ―(như trên)― trở nên đố kỵ bỏn xẻn, ―(như trên)― trở nên mưu mẹo xảo trá, ―(như trên)― trở nên ác dục tà kiến, ―(như trên)― trở nên chấp thủ một cách lộ liễu, ương ngạnh, khó sửa đổi. Vị tỳ khưu nào trở nên chấp thủ một cách lộ liễu, ương ngạnh, khó sửa đổi, vị ấy sống không tôn kính không phục tùng bậc Đạo Sư, sống không tôn kính không phục tùng Giáo Pháp, sống không tôn kính không phục tùng hội chúng, không có sự thực hành trọn vẹn việc học tập. Vị tỳ khưu nào sống không tôn kính không phục tùng bậc Đạo Sư, ―(như trên)― Giáo Pháp, ―(như trên)― hội chúng, ―(như trên)―, không có sự thực hành trọn vẹn việc học tập, vị ấy gây nên sự tranh cãi trong hội chúng. Đó là sự tranh cãi đem lại sự không lợi ích cho nhiều người, đem lại sự không an lạc cho nhiều người, đem lại sự không tấn hóa cho nhiều người, đem lại sự không lợi ích và khổ đau cho chư thiên và nhân loại. Nếu các ngươi nhận thức được nguyên nhân tranh cãi có hình thức như thế một cách chủ quan hoặc khách quan, tại đó các ngươi nên nỗ lực cho sự chấm dứt của chính nguyên nhân tranh cãi xấu xa ấy. Nếu các ngươi không nhận thức được nguyên nhân tranh cãi có hình thức như thế một cách chủ quan hoặc khách quan, tại đó các ngươi nên thực hành để không đem lại sự hỗ trợ trong tương lai cho chính nguyên nhân tranh cãi xấu xa ấy. Như thế nguyên nhân tranh cãi xấu xa ấy có được sự chấm dứt. Như thế nguyên nhân tranh cãi xấu xa ấy không có được sự hỗ trợ trong tương lai. Đây là sáu nguyên nhân tranh cãi.
Ở đấy, sáu nguyên nhân khiển trách là gì? - Ở đây, vị tỳ khưu trở nên giận dữ có sự hằn học. Vị tỳ khưu nào trở nên giận dữ, có sự hằn học, vị ấy sống không tôn kính không phục tùng bậc Đạo Sư, sống không tôn kính không phục tùng Giáo Pháp, sống không tôn kính không phục tùng hội chúng, không có sự thực hành trọn vẹn việc học tập. Vị tỳ khưu nào sống không tôn kính không phục tùng bậc Đạo Sư, ―(như trên)― Giáo Pháp, ―(như trên)― hội chúng, ―(như trên)―, không có sự thực hành trọn vẹn việc học tập, vị ấy gây nên sự khiển trách trong hội chúng. Đó là sự khiển trách đem lại sự không lợi ích cho nhiều người, đem lại sự không an lạc cho nhiều người, đem lại sự không tấn hóa cho nhiều người, đem lại sự không lợi ích và khổ đau cho chư thiên và nhân loại. Nếu các ngươi nhận thức được nguyên nhân khiển trách có hình thức như thế một cách chủ quan hoặc khách quan, tại đó các ngươi nên nỗ lực cho sự chấm dứt của chính nguyên nhân khiển trách xấu xa ấy. Nếu các ngươi không nhận thức được nguyên nhân khiển trách có hình thức như thế một cách chủ quan hoặc khách quan, tại đó các ngươi nên thực hành để không đem lại sự hỗ trợ trong tương lai cho chính nguyên nhân khiển trách xấu xa ấy. Như thế nguyên nhân khiển trách xấu xa ấy có được sự chấm dứt. Như thế nguyên nhân khiển trách xấu xa ấy không có được sự hỗ trợ trong tương lai.
Còn có điều khác nữa, vị tỳ khưu trở nên đạo đức giả dối trá, ―(như trên)― trở nên đố kỵ bỏn xẻn, ―(như trên)― trở nên mưu mẹo xảo trá, ―(như trên)― trở nên ác dục tà kiến, ―(như trên)― trở nên chấp thủ một cách lộ liễu, ương ngạnh, khó sửa đổi. Vị tỳ khưu nào trở nên chấp thủ một cách lộ liễu, ương ngạnh, khó sửa đổi, vị ấy sống không tôn kính không phục tùng bậc Đạo Sư, sống không tôn kính không phục tùng Giáo Pháp, sống không tôn kính không phục tùng hội chúng, không có sự thực hành trọn vẹn việc học tập. Vị tỳ khưu nào sống không tôn kính không phục tùng bậc Đạo Sư, ―(như trên)― Giáo Pháp, ―(như trên)― hội chúng, ―(như trên)―, không có sự thực hành trọn vẹn việc học tập, vị ấy gây nên sự khiển trách trong hội chúng. Đó là sự khiển trách đem lại sự không lợi ích cho nhiều người, đem lại sự không an lạc cho nhiều người, đem lại sự không tấn hóa cho nhiều người, đem lại sự không lợi ích và khổ đau cho chư thiên và nhân loại. Nếu các ngươi nhận thức được nguyên nhân khiển trách có hình thức như thế một cách chủ quan hoặc khách quan, tại đó các ngươi nên nỗ lực cho sự chấm dứt của chính nguyên nhân khiển trách xấu xa ấy. Nếu các ngươi không nhận thức được nguyên nhân khiển trách có hình thức như thế một cách chủ quan hoặc khách quan, tại đó các ngươi nên thực hành để không đem lại sự hỗ trợ trong tương lai cho chính nguyên nhân khiển trách xấu xa ấy. Như thế nguyên nhân khiển trách xấu xa ấy có được sự chấm dứt. Như thế nguyên nhân khiển trách xấu xa ấy không có được sự hỗ trợ trong tương lai. Đây là sáu nguyên nhân khiển trách.
Ở đấy, sáu pháp cần được ghi nhớ là gì? - Ở đây, sự thân thiện của vị tỳ khưu qua thân nghiệp đối với các vị đồng Phạm hạnh được thể hiện một cách công khai và luôn cả kín đáo; đây cũng là pháp cần được ghi nhớ, tạo sự thương mến, tạo sự kính trọng, đưa đến sự gắn bó, đến sự không tranh cãi, đến sự hòa hợp, đến sự nhất thể.
Còn có điều khác nữa, sự thân thiện của vị tỳ khưu qua khẩu nghiệp đối với các vị đồng Phạm hạnh được thể hiện một cách công khai và luôn cả kín đáo; đây cũng là pháp cần được ghi nhớ, tạo sự thương mến, tạo sự kính trọng, đưa đến sự gắn bó, đến sự không tranh cãi, đến sự hòa hợp, đến sự nhất thể.
Còn có điều khác nữa, sự thân thiện của vị tỳ khưu qua ý nghiệp đối với các vị đồng Phạm hạnh được thể hiện một cách công khai và luôn cả kín đáo; đây cũng là pháp cần được ghi nhớ, tạo sự thương mến, tạo sự kính trọng, đưa đến sự gắn bó, đến sự không tranh cãi, đến sự hòa hợp, đến sự nhất thể.
Còn có điều khác nữa, những lợi lộc nào đúng pháp, đạt được hợp pháp, ngay cả vật được đặt vào trong bình bát, vị tỳ khưu có sự thọ hưởng đồng đều các lợi lộc có hình thức như thế, có sự thọ hưởng chung với các vị đồng Phạm hạnh có giới đức; đây cũng là pháp cần được ghi nhớ, tạo sự thương mến, tạo sự kính trọng, đưa đến sự gắn bó, đến sự không tranh cãi, đến sự hòa hợp, đến sự nhất thể.
Còn có điều khác nữa, những giới nào không bị bể vỡ, không bị sứt mẻ, không lấm nhơ, không khuyết điểm, được tự tại, được các bậc trí ngợi khen, không hoen ố, đưa đến thiền định, vị tỳ khưu cùng với các vị đồng Phạm hạnh sống thực hành về giới theo các giới có hình thức như thế một cách công khai và luôn cả kín đáo; đây cũng là pháp cần được ghi nhớ, tạo sự thương mến, tạo sự kính trọng, đưa đến sự gắn bó, đến sự không tranh cãi, đến sự hòa hợp, đến sự nhất thể.
Còn có điều khác nữa, tri kiến nào thuộc bậc Thánh, đưa đến giải thoát, đưa đến sự hoàn toàn diệt tận khổ đau cho người thực hành theo điều ấy, vị tỳ khưu cùng với các vị đồng Phạm hạnh sống thực hành về tri kiến theo tri kiến có hình thức như thế một cách công khai và luôn cả kín đáo; đây cũng là pháp cần được ghi nhớ, tạo sự thương mến, tạo sự kính trọng, đưa đến sự gắn bó, đến sự không tranh cãi, đến sự hòa hợp, đến sự nhất thể. Đây là sáu pháp cần được ghi nhớ.
Ở đấy, mười tám sự việc gây ra chia rẽ là gì? - Trường hợp vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là ‘Pháp,’ tuyên bố Pháp là: ‘Phi Pháp,’ tuyên bố phi Luật là: ‘Luật,’ tuyên bố Luật là: ‘Phi Luật,’ tuyên bố điều đã không được giảng, không được nói bởi đức Như Lai là: ‘Điều đã được giảng, đã được nói bởi đức Như Lai,’ tuyên bố điều đã được giảng, đã được nói bởi đức Như Lai là: ‘Điều đã không được giảng, không được nói bởi đức Như Lai,’ tuyên bố điều không được thực hành bởi đức Như Lai là: ‘Điều đã được thực hành bởi đức Như Lai,’ tuyên bố điều được thực hành bởi đức Như Lai là: ‘Điều đã không được thực hành bởi đức Như Lai,’ tuyên bố điều không được quy định bởi đức Như Lai là: ‘Điều đã được quy định bởi đức Như Lai,’ tuyên bố điều được quy định bởi đức Như Lai là: ‘Điều đã không được quy định bởi đức Như Lai,’ tuyên bố phạm tội là: ‘Vô tội,’ tuyên bố vô tội là: ‘Phạm tội,’ tuyên bố tội nhẹ là: ‘Tội nặng,’ tuyên bố tội nặng là: ‘Tội nhẹ,’ tuyên bố tội còn dư sót là: ‘Tội không còn dư sót,’ tuyên bố tội không còn dư sót là: ‘Tội còn dư sót,’ tuyên bố tội xấu xa là: ‘Tội không xấu xa,’ tuyên bố tội không xấu xa là: ‘Tội xấu xa.’ Đây là mười tám sự việc gây ra chia rẽ.
Ở đấy, bốn sự tranh tụng là gì? - Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội, sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ. Đây là bốn sự tranh tụng.
Ở đấy, bảy cách dàn xếp là gì? - Hành xử Luật với sự hiện diện, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, thuận theo số đông, theo tội của vị ấy, cách dùng cỏ che lấp. Đây là bảy cách dàn xếp.
Dứt phần Câu Hỏi Bao Nhiêu.
*****
Tóm Lược Phần Này
Tội vi phạm, nhóm tội, (các sự việc) đã được rèn luyện, lại nhóm bảy (về tội), việc đã được rèn luyện, và luôn cả sự không kính trọng, sự kính trọng, và luôn cả nguyên nhân.
Lại nữa (các sự việc) được rèn luyện, sự hư hỏng, nguồn sanh tội, sự tranh cãi, sự khiển trách, cần được ghi nhớ, sự chia rẽ, và sự tranh tụng, bảy cách dàn xếp đã được nói đến; đây là mười bảy đoạn.
--ooOoo--
Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada