Tất cả các hành là vô thường, khổ và vô ngã được tạo hợp (do duyên). Và chính Niết Bàn là điều khái niệm, được khẳng định là ‘vô ngã.’
Khi đức Phật, ví như mặt trăng, còn chưa xuất hiện, khi đức Phật, ví tợ mặt trời, còn chưa hiện khởi, vấn đề tên gọi của các Pháp có tính chất chung ấy không được biết đến.
Sau khi đã thực hành khổ hạnh nhiều loại, sau khi làm đủ đầy các pháp toàn hảo, các đấng Đại Hùng chứng thực Pháp nhãn xuất hiện ở cõi có các Phạm Thiên.
Các vị giảng giải Chánh Pháp có sự chấm dứt khổ, đem lại an lạc. Bậc Hiền Trí dòng Sakya, hiệu Aṅgīrasa, là bậc thương tưởng tất cả chúng sanh.
Đấng sư tử, bậc Tối Thượng của tất cả các loài đã thuyết giảng Tam Tạng gồm có Kinh, Vi Diệu Pháp, và Luật có đức tính vĩ đại.
Như vậy Chánh Pháp được lưu truyền nếu Luật còn tồn tại, và cả hai bộ Phân Tích, bộ Hợp Phần, và các tiêu đề.
Vòng hoa được kết lại chính là nhờ vào sợi chỉ, tức là bộ Tập Yếu. Về chính bộ Tập Yếu ấy, nguồn sanh tội được xác định.
Phần phân tích và phần duyên khởi được trình bày lối khác trong giới bổn ở trên; bởi thế vị thuần thiện mến Pháp nên học tập bộ Tập Yếu này.
*****
Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada