Do duyên của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể vi phạm bao nhiêu tội? – Do duyên của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể vi phạm năm tội: Vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng ưng thuận sự nắm lấy từ xương đòn (ở cổ) trở xuống từ đầu gối trở lên của người nam nhiễm dục vọng phạm tội pārājika; vị tỳ khưu s vào thân (người nữ) bằng thân (vị ấy) phạm tộisaṅghādisesa; dùng thân sờ vào vật được gắn liền với thân phạm thullaccaya; dùng vật được gắn liền với thân sờ vào vật được gắn liền với thân phạm tội dukkaṭa; khi thọc lét bằng ngón tay phạm tội pācittiya. Do duyên của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể vi phạm năm tội này.

Các tội ấy liên hệ với bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hng? Được tổng hợp vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? Được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? Được làm lắng dịu bởi bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

– Các tội ấy liên hệ với hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được tổng hợp vào năm nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pārājika, có thể là nhóm tội saṅghādisesa, có thể là nhóm tộithullaccaya, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội: được sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được làm lắng dịu bởi ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

―(như trên)

Do duyên của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu vi phạm bao nhiêu tội? – Do duyên của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu vi phạm hai tội: Vị ni (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ thọ dụng’ rồi nhận lãnh phạm tội dukkaṭa; mỗi một lần nuốt xuống, phạm tội pāidesanīya. Vị ni sau khi yêu cầu sữa đông trong khi thọ dụng vi phạm hai tội này.

Các tội ấy liên hệ với bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hng? Được tổng hợp vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? Được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? Được làm lắng dịu bởi bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

– Các tội ấy liên hệ với một sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được tổng hợp vào hai nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pāidesanīya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do bốn nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được làm lắng dịu bởi ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

Dứt phần Sự Quy Tụ là thứ tám.

Dứt Tám Phần về Do Duyên.

*****

Tóm lược các phần này

Phần bao nhiêu (tội), phần sự hư hỏng, và phần sự tổng hợp, luôn cả phần về nguồn sanh tội, và phần sự tranh tụng, phần sự dàn xếp, và phần sự quy tụ, đây là bảy phần. Được bắt đầu bằng phần sự quy định là tám phần.

*****

Dứt Mười Sáu Phần Chính thuộc Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni.

Và Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni được chấm dứt.



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada