Do đức Thế Tôn bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác ấy trong khi biết trong khi thấy, điều saṅghādisesa đến vị tỳ khưu ni là người nói lời tranh chấp thực hiện việc thưa kin đã đưc quy định tại đâu? Liên quan đến ai? Về sự việc gì? ―(như trên)― Do ai truyền đạt lại?

Do đức Thế Tôn bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác ấy trong khi biết trong khi thấy, điều saṅghādisesa đến vị tỳ khưu ni là người nói lời tranh chấp thực hiện việc thưa kin đã đưc quy định tại đâu? – Đã đưc quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā.

Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã sống là người nói lời tranh chấp.

 đy, có điu quy đnh, có điu quy đnh thêm, có điu quy định khi (sự việc) chưa xảy ra không? – Ở đấy, có một điu quy đnh, không có điu quy đnh thêm và điu quy định khi (sự việc) chưa xảy ra.

Là điu quy định cho tất cả mọi nơi, (hay) là điu quy định cho khu vực? – Là điu quy định cho tất cả mọi nơi.

Là điu quy định chung (cho tỳ khưu và t khưu ni), (hay) là điu quy đnh riêng? – Là điu quy định riêng (cho tỳ khưu ni).

Là điu quy định cho một (hội chúng), (hay) là điu quy định cho cả hai (hội chúng tỳ khưu và t khưu ni)? – Là điu quy định cho một (hội chúng).

Được gồm chung vào phần nào, được tính vào phần nào trong bốn cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha? – Được gồm chung vào phần mở đu, được tính vào phần mở đầu.

Đưc đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng nào? – Đưc đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng thứ ba.

Là sự hư hỏng nào trong bốn sự hư hỏng? – Là sự hư hỏng về giới.

Thuộc về nhóm tội nào trong bảy nhóm tội? – Thuộc về nhóm tội saṅghādisesa.

 Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội? – Điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

―(như trên)

Do ai truyền đạt lại? – Được truyền đạt lại theo sự kế tục (của các vị trưởng lão).

Vị Upāli, luôn cả vị Dāsaka, ―(như trên)― Tạng Luật ở Tambapaṇṇi.

Điều saṅghādisesa đến vị ni tiếp độ nữ đạo tặc đã đưc quy định tại đâu? – Đã đưc quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã tiếp độ nữ đạo tặc. – Có một điu quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ―(như trên)

Điều saṅghādisesa đến vị ni một mình đi vào trong làng đã đưc quy định tại đâu? – Đã đưc quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến vị tỳ khưu ni nọ. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu ni nọ chỉ một mình đã đi vào làng. – Có mt điu quy đnh, ba điu quy định thêm. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (như)  điu pārājika thứ nhất.[3] ―(như trên)

Điều saṅghādisesa đến vị ni khi chưa xin phép hội chúng thực hiện hành sự và không quan tâm đến ước muốn của nhóm rồi phục hồi cho vị tỳ khưu ni đã bị hội chúng hợp nhất phạt án treo theo Pháp theo Luật theo lời dạy của bậc Đo Sư đã đưc quy định tại đâu? – Đã đưc quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā khi chưa xin phép hội chúng thực hiện hành sự và không quan tâm đến ước muốn của nhóm đã phục hồi cho vị tỳ khưu ni đã bị hội chúng hợp nhất phạt án treo theo Pháp theo Luật theo lời dạy của bậc Đo Sư. – Có mt điu quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (như)  điều buông bỏ trách nhiệm. ―(như trên)

Điều saṅghādisesa đến vị ni nhiễm dục vọng sau khi tự tay thọ nhận vật thực cứng hoặc vật thực mềm từ tay của người nam nhiễm dục vọng rồi thọ dụng đã đưc quy định tại đâu? – Đã đưc quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Sundarīnandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni t khưu ni Sundarīnandā nhiễm dục vọng đã tự tay thọ nhận vật thực từ tay của người nam nhiễm dục vọng. – Có một điu quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (như)  điu pārājika thứ nhất. ―(như trên)

Điều saṅghādisesa đến vị ni xúi giục rằng: ‘Này ni sư, cá nhân ngưi đàn ông ấy nhiễm dục vọng hay không nhiễm dục vọng thì sẽ làm gì ni sư khi ni sư không nhiễm dục vọng? Này ni sư, cá nhân ngưi đàn ông ấy dâng vật thực cứng hoặc vật thực mềm nào đến ni sư, ni sư cứ tự tay thọ nhận vật ấy rồi nhai hoặc ăn đi’ đã đưc quy định tại đâu? – Đã đưc quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến vị tỳ khưu ni nọ. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu ni n đã xúi giục rằng: ‘Này ni sư, cá nhân ngưi đàn ông ấy nhiễm dục vọng hay không nhiễm dục vọng thì sẽ làm gì ni sư khi ni sư không nhiễm dục vọng? Này ni sư, cá nhân ngưi đàn ông ấy dâng vật thực cứng hoặc vật thực mềm nào đến ni sư, ni sư cứ tự tay thọ nhận vật ấy rồi nhai hoặc ăn đi.’ – Có mt điu quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)

Điều saṅghādisesa đến vị tỳ khưu ni nổi giận, bất bình, không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba đã đưc quy định tại đâu? – Đã đưc quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Caṇḍakālī. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Caṇḍakālī nổi giận, bất bình đã nói như vầy: ‘Tôi lìa bỏ đức Phật, tôi lìa bỏ Giáo Pháp, tôi lìa bỏ Hội Chúng, tôi lìa bỏ việc học tập.’ – Có một điu quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (như)  điều buông bỏ trách nhiệm. ―(như trên)

Điều saṅghādisesa đến vị tỳ khưu ni đã bị xử thua trong cuộc tranh tụng nào đó lại không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba đã đưc quy định tại đâu? – Đã đưc quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Caṇḍakālī. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Caṇḍakālī đã bị xử thua trong cuộc tranh tụng nào đó nên nổi giận, bất bình rồi đã nói như vầy: ‘Các tỳ khưu ni có sự thiên vị vì thương, các t khưu ni có sự thiên vị vì ghét, các tỳ khưu ni có sự thiên vị vì si mê, các tỳ khưu ni có sự thiên vị vì sợ hãi.’ – Có một điu quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (như)  điều buông bỏ trách nhiệm. ―(như trên)

Điều saṅghādisesa đến các tỳ khưu ni sống thân cận (với thế tục) và không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba đã đưc quy định tại đâu? – Đã đưc quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã sống thân cận (với thế tục). – Có một điu quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (như)  điều buông bỏ trách nhiệm. ―(như trên)

Điều saṅghādisesa đến vị ni xúi giục rằng: ‘Này các ni sư, các vị hãy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác’ và không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba đã đưc quy định tại đâu? – Đã đưc quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã xúi giục rằng: ‘Này các ni sư, các vị hãy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác.’ – Có một điu quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (như)  điều buông bỏ trách nhiệm. ―(như trên)

Dứt mưi điều saṅghādisesa.

*****

TÓM LƯỢC PHẦN NÀY

Sự tranh chấp, nữ đạo tặc, vào trong làng, (phục hồi) vị ni bị án treo, và vật thực loại cứng, ‘sẽ làm gì ni sư,’ vị ni nổi giận, (cuộc tranh tụng) nào đó, sống thân cận (thế tục), được biết là mưi điều.

--ooOoo--



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada