Do đức Thế Tôn bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác ấy trong khi biết trong khi thấy, điều aniyata thứ nhất đã đưc quy định tại đâu? ―(như trên)― Do ai truyn đạt lại?

Do đức Thế Tôn bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác ấy trong khi biết trong khi thấy, điều aniyata thứ nhất đã đưc quy định tại đâu? – Đã đưc quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai? – Liên quan đến đi đc Udāyi.

Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đi đc Udāyi đã cùng với người nữ một nam một nữ ngồi ở chỗ ngồi kín đáo, được che khuất, thuận tiện cho hành động.

 đy, có điu quy đnh, có điu quy đnh thêm, có điu quy định khi (sự việc) chưa xảy ra không? – Ở đấy, có một điu quy đnh, không có điu quy đnh thêm và điu quy định khi (sự việc) chưa xảy ra.

Là điu quy định cho tất cả mọi nơi, (hay) là điu quy định cho khu vực? – Là điu quy định cho tất cả mọi nơi.

Là điu quy định chung (cho tỳ khưu và t khưu ni), (hay) là điu quy đnh riêng? – Là điu quy định riêng (cho tỳ khưu).

Là điu quy định cho một (hội chúng), (hay) là điu quy định cho cả hai (hội chúng tỳ khưu và t khưu ni)? – Là điu quy định cho một (hội chúng).

Trong năm cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha, (điều ấy) được gồm chung vào phần nào, được tính vào phần nào? – (Điều ấy) được gồm chung vào phần mở đu, được tính vào phần mở đầu.

Đưc đưa ra đọc tụng với với phần đọc tụng nào? – Đưc đưa ra đọc tụng với với phần đọc tụng thứ tư.

Là sự hư hỏng nào trong bốn sự hư hỏng? – Có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm.

Thuộc về nhóm tội nào trong bảy nhóm tội? – Có thể thuộc về nhóm tội pārājika, có thể thuộc về nhóm tội saṅghādisesa, có thể thuộc về nhóm tội pācittiya.

Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội? – Điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

Là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? – Là sự tranh tụng liên quan đến tội.

Trong bảy cách dàn xếp (sự tranh tụng), điều ấy được làm lắng dịu bởi bao nhiêu cách dàn xếp? – Điều ấy được làm lắng dịu bởi ba cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện, có thể là việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là cách dùng cỏ che lấp.

 đy điều gì gọi là Luật? Ở đy điều gì gọi là Thắng Luật? – Sự quy định gọi là Luật. Sự phân tích gọi là Thắng Luật.

 đy điều gì gọi là giới bổn Pātimokkha?  đy điều gì gọi là Tăng thượng giới bổnPātimokkha? – S quy định gọi là giới bổn Pātimokkha. Sự phân tích gọi là Tăng thượng giới bổn Pātimokkha.

Điều gì là sự phạm tội? – Việc không tự kiềm chế là sự phạm tội.

Điều gì là sự thành tựu? – Việc tự kiềm chế là sự thành tựu.

Điều gì là sự thực hành? – ‘Tôi sẽ không làm việc như thế,’ sau khi thọ trì vị ấy học tập về các điều học cho đến trọn đời, tận hơi thở vào cuối cùng.

Điều aniyata thứ nhất đã đưc đức Thế Tôn quy định vì bao nhiêu lợi ích? – Điều aniyatathứ nhất đã đưc đức Thế Tôn quy định vì mười lợi ích: Nhằm sự tốt đẹp cho hội chúng, nhằm sự an lạc cho hội chúng, nhằm việc kiềm chế những nhân vật ác xấu, nhằm sự lạc trú của các tỳ khưu hiền thiện, nhằm ngăn ngừa các lậu hoặc trong hiện tại, nhằm sự trừ diệt các lậu hoặc trong tương lai, nhm đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, nhằm tăng thêm niềm tin của những ngưi đã có đức tin, nhằm sự tồn tại của Chánh Pháp, (và) nhằm sự hỗ trợ Luật.

Những ai học tập (điều ấy)? – Các bậc Thánh hữu học và các thiện nhân phàm phu học tập (điều ấy).

Những ai có việc học tập đã học tập xong? – Các bậc A-la-hán có việc học tập đã học tập xong.

(Điều ấy) được tồn tại ở đâu? – Được tồn tại ở các vị có sự ưa thích việc học tập.

Những ai duy trì (điều ấy)? – Những vị nào rành rẽ, những vị ấy duy trì.

Là lời dạy của ai? – Là lời dạy của đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác.

Do ai truyền đạt lại? – Được truyền đạt lại theo sự kế tục (của các vị trưởng lão).

Vị Upāli, luôn cả vị Dāsaka, ―(như trên)ở hòn đảo tambapaṇṇī.

Do đức Thế Tôn bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác ấy trong khi biết trong khi thấy, điều aniyata thứ nhì đã đưc quy định tại đâu? – Đã đưc quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai? – Liên quan đến đi đc Udāyi.

Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đi đc Udāyi đã cùng với người nữ một nam một nữ ngồi ở nơi kín đáo.

 đy, có điu quy đnh, có điu quy đnh thêm, có điu quy định khi (sự việc) chưa xảy ra không? – Ở đấy, có một điu quy đnh, không có điu quy đnh thêm và điu quy định khi (sự việc) chưa xảy ra.

Là điu quy định cho tất cả mọi nơi, (hay) là điu quy định cho khu vực? – Là điu quy định cho tất cả mọi nơi.

Là điu quy định chung (cho tỳ khưu và t khưu ni), (hay) là điu quy định riêng? – Là điu quy định riêng (cho tỳ khưu).

Là điu quy định cho một (hội chúng), (hay) là điu quy định cho cả hai (hội chúng tỳ khưu và t khưu ni)? – Là điu quy định cho một (hội chúng).

Trong năm cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha, (điều ấy) được gồm chung vào phần nào, được tính vào phần nào? – (Điều ấy) được gồm chung vào phần mở đu, được tính vào phần mở đầu.

Đưc đưa ra đọc tụng với với phần đọc tụng nào? – Đưc đưa ra đọc tụng với với phần đọc tụng thứ tư.

Là sự hư hỏng nào trong bốn sự hư hỏng? – Có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm.

Thuộc về nhóm tội nào trong bảy nhóm tội? – Có thể thuộc về nhóm tội saṅghādisesa, có thể thuộc về nhóm tội pācittiya.

 Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội? – Điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

Là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? – Là sự tranh tụng liên quan đến tội.

Trong bảy cách dàn xếp (sự tranh tụng), điều ấy được làm lắng dịu bởi bao nhiêu cách dàn xếp? – Điều ấy được làm lắng dịu bởi ba cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện, có thể là việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là cách dùng cỏ che lấp. ―(như trên)

Dứt hai điều aniyata.

*****

Tóm lược phần này

Thuận tiện cho việc hành đng, đúng y như vậy luôn cả không như vy, các điu aniyata đã khéo đưc quy định bởi đức Phật, là vị đng đu như thế ấy.

--ooOoo—



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada