Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, tỳ khưu ni Thullanandā là vị ni nghe nhiều, chuyên đọc tụng thuộc lòng, tự tin, rành rẽ về nói Pháp thoại. Khi ấy vào mùa nóng, đức vua Pasenadi xứ Kosala sau khi khoác lên tấm choàng sợi lanh đt giá đã đi đến gặp tỳ khưu ni Thullanandā, sau khi đến đã đảnh lễ tỳ khưu ni Thullanandā rồi ngồi xuống ở một bên. Tỳ khưu ni Thullanandā đã chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi cho đức vua Pasenadi xứ Kosala đang ngồi một bên bằng bài Pháp thoại. Sau đó, khi đã được tỳ khưu ni Thullanandā chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi bằng bài Pháp thoại, đức vua Pasenadi xứ Kosala đã nói với tỳ khưu ni Thullanandā điu này: - “Thưa ni sư, có nhu cầu về vật gì xin ni sư c nói.” - “Tâu đi vương, nếu ngài có ý định bố thí đến tôi thì hãy dâng tấm choàng sợi lanh này.” Khi ấy, đức vua Pasenadi xứ Kosala đã dâng tỳ khưu ni Thullanandā tấm choàng sợi lanh rồi đã từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ tỳ khưu ni Thullanandā, hướng vai phải nhiễu quanh, rồi ra đi.

Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Các tỳ khưu ni này ham mun quá độ, không tự biết đủ! Tại sao lại yêu cầu đức vua tấm choàng sợi lanh?” Các tỳ khưu ni đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các tỳ khưu ni nào ít ham mun, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Vì sao ni sư Thullanandā lại yêu cầu đức vua tấm choàng sợi lanh?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói t khưu ni Thullanandā yêu cầu đức vua tấm choàng sợi lanh, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.”

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, vì sao tỳ khưu ni Thullanandā lại yêu cầu đức vua tấm choàng sợi lanh vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đc tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các t khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu ni, trong khi bảo sắm tấm choàng loại nhẹ, nên bảo sắm tối đa là hai kasa rưỡi. Nếu bảo sắm vượt quá trị giá ấy thì (vật ấy) nên được xả bỏ và (vị ni ấy) phạm tội pācittiya.”

Tấm choàng loại nhẹ nghĩa là bất cứ loại tấm choàng nào vào mùa nóng.

Trong khi bảo sắm: trong khi yêu cầu.

Nên bảo sắm tối đa là hai kaṃsa ỡi: nên bảo sắm vật trị giá là mưi kahāpaṇa.

Nếu bảo sắm vượt quá trị giá ấy: vị ni yêu cầu vượt quá trị giá ấy, trong lúc tiến hành thì phạm tội dukkaṭa. Do sự đt được thì phạm vào nissaggiya, nên được xả bỏ đến hội chúng, hoặc đến nhóm, hoặc đến một vị tỳ khưu ni. Và này các t khưu, nên được xả bỏ như vy: ―(như trên)― “Bch chư đi đức ni, tấm choàng loại dày này của tôi đã được bảo sắm vượt quá hai kaṃsa rưỡi, giờ cần được xả bỏ. Tôi xả bỏ vật này đến hội chúng. ―(như trên)― hội chúng nên cho lại ―(như trên)― các đi đức ni nên cho lại ―(như trên)― “Tôi cho lại ni sư.”

Hơn hai kasa rưỡi, nhận biết là hơn, vị ni bảo sắm thì phạm tội nissaggiya pācittiya. Hơn hai kasa rưỡi, có sự hoài nghi, vị ni bảo sắm thì phạm tội nissaggiya pācittiya. Hơn haikasa rưỡi, (lầm) tưởng là kém, vị ni bảo sắm thì phạm tội nissaggiya pācittiya.

Kém hai kaṃsa rưỡi, (lầm) tưng là hơn, phạm tội dukkaṭa. Kém hai kaṃsa rưỡi, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Kém hai kaṃsa rưỡi, nhận biết là kém thì vô tội.

Vị ni bảo sắm (vật trị giá) tối đa là hai kasa rưỡi, vị ni bảo sắm (vật trị giá) tối đa kém hai kasa rưỡi, của các thân quyến, của những người nói lời thỉnh cầu, vì nhu cầu của vị khác, bằng vật sở hữu của bản thân, vị ni bảo sắm vật có giá trị thấp đối với ngưi có ý định bảo sắm vật giá trị cao, vị ni bị điên, ―(như trên)― vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học thứ mười hai.

--ooOoo--

Tóm lưc các điều này

Bình bát, ngoài hạn kỳ và trong thời hạn, trao đổi, và yêu cầu, sau khi bảo sắm, có nhu cầu vật khác nữa, thuộc về hội chúng, (của) nhóm, tự mình yêu cầu, thuộc về cá nhân, (trị giá) bốn kaṃsa, và hai kaṃsa rưỡi.

--ooOoo--

Bạch chư đi đc ni, ba mươi điu nissaggiya pācittiya[4] đã đưc đọc tụng xong. Trong các điều ấy, tôi hỏi các đi đức ni rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đ này? Đến lần thứ nhì, tôi hỏi rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đ này? Đến lần thứ ba, tôi hỏi rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đ này? Chư đi đc ni được thanh tịnh nên mới im lặng. Tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”

Dứt các điều Nissaggiya.

--ooOoo--

[1] Người chủ hiệu buôn có ý chỉ trích tỳ khưu ni Thullanandā nên đã nói: “mang đến ... mang đi.” Nếu chỉ trích người cận sự nam thì phải nói: “mang đi ... mang đến” (ND).

[2] Ý nghĩa của phần không phạm tội được ngài Buddhaghosa giải thích như sau: Vt đưc dâng chưa đủ nên phải yêu cầu thêm nữa, ngoài vật đã được dâng vị ni còn cần thêm vật thứ hai nên yêu cầu, giải thích sự cần thiết phải có thêm vật thứ hai rồi yêu cầu (VinA. iv, 917).

[3] kahāpaa là đơn vị tiền tệ thời bấy giờ. Cũng nên nhắc lại rằng vị tỳ khưu hoặc tỳ khưu ni trộm cắp vật trị giá 5 māsaka = 1 pāda = ¼ kahāpaṇa là phạm tội cực nặng pārājika. (ND).

[4] Theo lời giải thích của Ngài Buddhaghosa: Tỳ khưu và t khưu ni đu có 30 điu nissaggiya pācittiya. Phần của tỳ khưu ni gm có 12 điu quy đnh riêng đã được trình bày ở trên, còn 18 đưc quy đnh chung đã được trình bày ở giới bổn của tỳ khưu: Phần Y bỏ ra hai điu là điều 4 (bảo giặt y) và điều 5 (thọ lãnh y từ tay tỳ khưu ni) ri thêm vào hai điu là điu 2 (phân chia y) và điu 3 (trao đổi y rồi giật lại) ở trên là đ mười; Phần Tơ Tằm bỏ ra bảy điều học đầu rồi thay thế bằng bảy điều ở trên đây t điều 4-10 rồi cộng thêm vào 3 điều còn lại của tỳ khưu là đ mười; Phần Bình Bát bỏ ra 3 điu là điều 1 (cất giữ bình bát), điều 4 (y choàng tắm mưa), và điều 9 (ngụ ở rừng) rồi thêm vào điu đầu tiên ở trên (tích trữ bình bát) và hai điều sau cùng (tấm choàng loại dày và loại nhẹ) là đ mưi; như vậy tổng cộng là 30 điều học (VinA. iv, 919).



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada