Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu ni không hỏi về lễ Uposathacũng không thỉnh cầu sự giáo giới. Các tỳ khưu phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Vì sao các tỳ khưu ni không hỏi về lễ Uposatha cũng không thỉnh cầu sự giáo giới?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các t khưu ni không hỏi về lễ Uposatha cũng không thỉnh cầu sự giáo giới, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, vì sao các tỳ khưu ni không hỏi về lễ Uposathacũng không thỉnh cầu sự giáo giới vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đc tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu ni vào mỗi nửa tháng nên mong mỏi hai việc từ hội chúng tỳ khưu: việc hỏi ngày lễ Uposatha và việc đi đến (để nghe) giáo giới; nếu vượt quá hạn ấy thì phạm tội pācittiya.”

Vào mỗi nửa tháng: vào mỗi kỳ Uposatha.

Ngày lễ Uposatha nghĩa là có hai ngày lễ Uposatha: ngày mười bốn và ngày mưi lăm.

Việc giáo giới nghĩa là tám Trọng Pháp. Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ không hỏi về lễUposatha cũng không thỉnh cầu sự giáo giới,” khi vừa buông bỏ trách nhiệm thì phạm tộipācittiya.

Khi có nguy hiểm, sau khi tìm kiếm nhưng không đt được vị tỳ khưu ni thứ nhì, vị ni bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị ni bị điên, ―(như trên)― vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học thứ chín.

--ooOoo--



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada