Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, nhiều vị tỳ khưu ở trú xứ là thôn làng chỉ mặc có một y đang làm công việc may y. Các tỳ khưu ni khi chưa hi ý đã đi vào tu viện rồi đi đến gặp các tỳ khưu ấy. Các tỳ khưu phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Vì sao các tỳ khưu ni khi chưa hỏi ý lại đi vào tu vin?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các t khưu ni khi chưa hỏi ý lại đi vào tu vin, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, vì sao các tỳ khưu ni khi chưa hỏi ý lại đi vào tu viện vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đc tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các t khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu ni nào khi chưa hỏi ý mà đi vào tu viện thì phạm tội pācittiya.”

Và điều học này đã đưc đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu ni như thế.

Vào lúc bấy giờ, các vị tỳ khưu y đã rời khỏi trú xứ ấy. Các tỳ khưu ni (nghĩ rng): “Các ngài đi đc đã đi khi” nên đã không đi đến tu viện. Sau đó, các vị tỳ khưu y đã quay trở lại trú xứ ấy lần nữa. Các tỳ khưu ni (nghĩ rng): “Các ngài đi đc đã đi đến” nên đã hỏi ý rồi đi vào tu vin và đã đi đến gặp các tỳ khưu ấy, sau khi đến đã đảnh lễ các tỳ khưu ấy rồi đứng ở một bên. Các vị tỳ khưu y đã nói với các tỳ khưu ni y đang đứng một bên điu này: - “Này các sư tỷ, tại sao các vị lại không quét tu viện cũng không đem li nước uống nước rửa?” - “Thưa các ngài đại đc, điều học đã đưc đức Thế Tôn quy định rằng: ‘Khi chưa hi ý không đưc đi vào tu viện;’ vì thế chúng tôi đã không đến.” Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, ta cho phép đi vào tu viện sau khi hỏi ý vị tỳ khưu hiện diện. Và này các tỳ khưu, các t khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu ni nào khi chưa hỏi ý vị tỳ khưu hiện diện mà đi vào tu viện thì phạm tội pācittiya.”

Và điều học này đã đưc đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu ni như thế.

Vào lúc bấy giờ, các vị tỳ khưu y sau khi đi khỏi trú xứ ấy đã quay trở lại trú xứ ấy lần nữa. Các tỳ khưu ni (nghĩ rng): “Các ngài đi đc đã đi đến” nên đã đi vào tu vin khi chưa hỏi ý. Sự ngần ngại đã khởi lên cho các vị ni ấy: “Điều học đã đưc đức Thế Tôn quy định rằng: ‘Khi chưa hỏi ý vị tỳ khưu hiện diện không đưc đi vào tu vin;’ và chúng ta khi chưa hỏi ý vị tỳ khưu hiện diện mà đã đi vào tu viện, phải chăng chúng ta đã phạm tội pācittiya?” Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các t khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu ni nào trong khi biết tu viện có tỳ khưu, chưa hỏi ý lại đi vào thì phạm tội pācittiya.”

Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ―(như trên)

Tỳ khưu ni: ―(như trên)― vị ni này là ‘vị tỳ khưu ni’ đưc đề cập trong ý nghĩa này.

Biết nghĩa là tự mình biết, hoặc các người khác thông báo cho vị ni ấy, hoặc các vị (tỳ khưu) ấy thông báo.

Tu viện có tỳ khưu nghĩa là nơi nào có các t khưu cư ngụ cho dù ở gốc cây.

Chưa hỏi ý lại đi vào tu viện: khi chưa hỏi ý vị tỳ khưu hoặc vị sa di hoặc người phụ việc chùa, trong khi vượt qua hàng rào của tu viện được rào lại vị ni phạm tội pācittiya. Trong khi đi vào vùng phụ cận của tu viện không được rào lại vị ni phạm tội pācittiya.

Nơi có t khưu, nhận biết là có tỳ khưu, v ni đi vào tu vin khi chưa hỏi ý vị tỳ khưu hiện diện thì phạm tội pācittiya. Nơi có t khưu, có sự hoài nghi, vị ni đi vào tu vin khi chưa hỏi ý vị tỳ khưu hiện diện thì phạm tội dukkaṭa. Nơi có t khưu, (lm) tưởng không có tỳ khưu, v ni đi vào tu vin khi chưa hỏi ý vị tỳ khưu hiện diện thì vô tội.

Nơi không có t khưu, (lm) tưởng là có tỳ khưu, phạm tội dukkaṭa. Nơi không có t khưu, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Nơi không có t khưu, nhận biết là không có tỳ khưu thì vô tội.

Vị ni đi vào khi đã hỏi ý vị tỳ khưu hiện diện, khi không có vị tỳ khưu hiện diện vị ni đi vào không hỏi ý, vị ni đi nhìn theo đầu (các vị ni đi vào trước), vị ni đi vào nơi các t khưu ni đang tụ hội, con đưng băng ngang qua tu viện, vị ni bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị ni bị điên, ―(như trên)― vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học thứ nhất.

--ooOoo--



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada