Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ, tỳ khưu ni Thullanandā tự tay cho vật thực loại cứng loại mềm đến các kịch sĩ, các vũ công, các người nhào lộn, các nhà ảo thuật, các ngưi đánh trống (nói rằng): - “Hãy nói lời khen ngợi về ta ở đám đông.” Các kch sĩ, các vũ công, các người nhào lộn, các nhà ảo thuật, các ngưi đánh trống nói lời khen ngợi về tỳ khưu ni Thullanandā  đám đông rng: - “Ni sư Thullanandā là vị ni nghe nhiều, chuyên đọc tụng thuộc lòng, tự tin, rành rẽ về nói Pháp thoại. Hãy bố thí đến ni sư. Hãy phục vụ cho ni sư.”

Các tỳ khưu ni nào ít ham mun, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Vì sao ni sư Thullanandā lại tự tay cho vật thực loại cứng loại mềm đến người nam tại gia?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói t khưu ni Thullanandā tự tay cho vật thực loại cứng loại mềm đến người nam tại gia, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, vì sao tỳ khưu ni Thullanandā lại tự tay cho vật thực loại cứng loại mềm đến người nam tại gia vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đc tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu ni nào tự tay cho vật thực cứng hoặc vật thực mềm đến người nam tại gia hoặc nam du sĩ ngoại đạo hoặc nữ du sĩ ngoại đạo thì phạm tội pācittiya.”

Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ―(như trên)

Tỳ khưu ni: ―(như trên)― vị ni này là vị ‘tỳ khưu ni’ đưc đề cập trong ý nghĩa này.

Người nam tại gia nghĩa là bất cứ người nam nào sống trong căn nhà.

Nam du sĩ ngoại đạo nghĩa là bất cứ người nam nào thành tựu pháp du sĩ trừ ra tỳ khưu và sa di.

Nữ du sĩ ngoại đạo nghĩa là bất cứ người nữ nào thành tựu pháp du sĩ trừ ra tỳ khưu ni, cô ni tu tập sự, và sa di ni.

Vật thực cứng nghĩa là trừ ra năm loại vật thực, nưc và tăm xa răng, phần còn lại gọi là vật thực cứng.

Vật thực mềm nghĩa là năm loại vật thực (gồm có) cơm, xúp, bánh, cá, thịt.

Cho: vị ni cho bằng thân hoặc bằng vật được gắn liền với thân hoặc bằng cách buông ra thì phạm tội pācittiya. V ni cho nước uống và tăm xa răng thì phạm tội dukkaṭa.

Vị ni bảo (người khác) cho không (tự mình) cho, vị ni cho sau khi đã để gần bên, vị ni cho vật thoa bên ngoài, vị ni bị điên, ―(như trên)― vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học thứ sáu.

--ooOoo--



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada