Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu ni nọ đã đi đến gặp tỳ khưu ni Thullanandā và đã nói điều này: - “Thưa ni sư, hãy đến. Hãy giải quyết sự tranh tụng này.” Tỳ khưu ni Thullanandā đã trả lời rằng: - “Tốt thôi!” Rồi không giải quyết cũng không nỗ lực cho việc giải quyết. Sau đó, vị tỳ khưu ni ấy đã kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu ni.
Các tỳ khưu ni nào ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Vì sao ni sư Thullanandā khi được vị tỳ khưu ni nói rằng: ‘Thưa ni sư, hãy đến. Hãy giải quyết sự tranh tụng này’ đã trả lời rằng: ‘Tốt thôi!’ lại không giải quyết cũng không nỗ lực cho việc giải quyết?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói tỳ khưu ni Thullanandā khi được vị tỳ khưu ni nói rằng: “Thưa ni sư, hãy đến. Hãy giải quyết sự tranh tụng này” đã trả lời rằng: “Tốt thôi!” rồi không giải quyết cũng không nỗ lực cho việc giải quyết, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, vì sao tỳ khưu ni Thullanandā khi được vị tỳ khưu ni nói rằng: “Thưa ni sư, hãy đến. Hãy giải quyết sự tranh tụng này” đã trả lời rằng: “Tốt thôi!” lại không giải quyết cũng không nỗ lực cho việc giải quyết vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu ni nào khi được nói bởi vị tỳ khưu ni rằng: ‘Thưa ni sư, hãy đến. Hãy giải quyết sự tranh tụng này’ đã trả lời rằng: ‘Tốt thôi!’ Vị ni ấy sau đó không gặp trở ngại vẫn không giải quyết cũng không nỗ lực cho việc giải quyết thì phạm tội pācittiya.”
Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ―(như trên)―
Tỳ khưu ni: ―(như trên)― vị ni này là ‘vị tỳ khưu ni’ được đề cập trong ý nghĩa này.
Bởi vị tỳ khưu ni: bởi vị tỳ khưu ni khác.
Sự tranh tụng nghĩa là có bốn sự tranh tụng: sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội, sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.
Thưa ni sư, hãy đến. Hãy giải quyết sự tranh tụng này: Thưa ni sư, hãy đến. Hãy xét xử sự tranh tụng này.
Vị ni ấy sau đó không gặp trở ngại: khi không có trở ngại.
Không giải quyết: không tự mình giải quyết.
Không nỗ lực cho việc giải quyết: không chỉ thị cho vị khác. Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ không giải quyết cũng không nỗ lực cho việc giải quyết,” khi vừa buông bỏ trách nhiệm thì phạm tội pācittiya.
Người nữ đã tu lên bậc trên, nhận biết là đã tu lên bậc trên, vị ni không giải quyết cũng không nỗ lực cho việc giải quyết sự tranh tụng thì phạm tội pācittiya. Người nữ đã tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, vị ni không giải quyết cũng không nỗ lực cho việc giải quyết sự tranh tụng thì phạm tội pācittiya. Người nữ đã tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là chưa tu lên bậc trên, vị ni không giải quyết cũng không nỗ lực cho việc giải quyết sự tranh tụng thì phạm tộipācittiya.
Vị ni không giải quyết cũng không nỗ lực cho việc giải quyết sự tranh tụng của người nữ chưa tu lên bậc trên thì phạm tội dukkaṭa. Người nữ chưa tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là đã tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa. Người nữ chưa tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Người nữ chưa tu lên bậc trên, nhận biết là chưa tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa.
Khi có trường hợp trở ngại, vị ni tìm kiếm nhưng không đạt được (cơ hội), vị ni bị bệnh, vị ni bị điên, ―(như trên)― vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.”
Điều học thứ năm.
--ooOoo--
Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada