Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Rājagaha, Veuvana, nơi nuôi dưỡng các con sóc. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu ni sng mùa mưa ở ngay tại nơi ấy trong thành Rājagaha, mùa lạnh tại nơi ấy, mùa nóng tại nơi ấy. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Các hưng đi của các tỳ khưu ni bị tắt nghẽn, tăm ti. Các hưng đi không còn được các vị ni này nhận ra nữa.”

Các tỳ khưu ni đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Sau đó, các t khưu ni y đã kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu. Các t khưu đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã nói Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng: - “Này các tỳ khưu, như thế thì ta sẽ quy định điều học cho các tỳ khưu ni vì mưi điều lợi ích: Nhằm đem lại sự tốt đẹp cho hội chúng, ―(như trên)― nhằm sự tồn tại của Chánh Pháp, và nhằm sự hỗ trợ Luật. Và này các tỳ khưu, các t khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu ni khi trải qua mùa (an cư) mưa mà không ra đi du hành cho dầu chỉ năm hoặc sáu do tuần thì phạm tội pācittiya.”

Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ―(như trên)

Tỳ khưu ni: ―(như trên)― vị ni này là ‘vị tỳ khưu ni’ đưc đề cập trong ý nghĩa này.

Khi trải qua mùa (an cư) mưa nghĩa là đã trải qua (mùa an cư mưa) ba tháng thời kỳ đầu hoặc ba tháng thời kỳ sau. Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ không ra đi du hành cho dầu chỉ năm hoặc sáu do tuần,” khi vừa buông bỏ trách nhiệm thì phạm tội pācittiya.

Khi có trường hợp nguy hiểm, vị ni tìm kiếm nhưng không có được vị tỳ khưu ni thứ hai, vị ni bị bệnh, vị ni bị điên, ―(như trên)― vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học thứ mười.

Phẩm Nằm Chung là thứ tư.

--ooOoo--

Tóm lược phẩm này

Việc nằm (chung), tấm trải, sự quấy rầy, vị ni bị ốm đau, và chỗ ngụ, (sống) thân cận, hai điều về quốc độ, với trong mùa (an cư) mưa, vị ni du hành.” 

[1] Ngài Buddhaghosa giảng rằng: “Các vị ni sau khi đã đặt ở giữa tấm y ca-sa, hoặc cây gậy chống, hoặc chỉ là sợi dây lưng rồi nằm xuống thì không phạm tội” (VinA. iv, 932).



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada