Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ, tỳ khưu ni Caṇḍakāī sống thân cận với nam gia chủ và với cả con trai của nam gia chủ. Các tỳ khưu ni nào ít ham mun, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Vì sao ni sư Caṇḍakāī lại sống thân cận với nam gia chủ và với cả con trai của nam gia chủ?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói t khưu ni Caṇḍakāī sống thân cận với nam gia chủ và với cả con trai của nam gia chủ, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.”

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, vì sao tỳ khưu ni Caṇḍakāī lại sống thân cận với nam gia chủ và với cả con trai của nam gia chủ vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đc tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các t khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu ni nào sống thân cận với nam gia chủ hoặc với con trai của nam gia chủ, vị tỳ khưu ni y nên được nói bởi các tỳ khưu ni như sau: ‘Này ni sư, chớ có sống thân cận với nam gia chủ và với cả con trai của nam gia chủ. Này ni sư, hãy tự tách rời ra. Hội chúng khen ngợi sự tách rời này của sư t.’ Và khi đưc nói như vậy bởi các tỳ khưu ni mà vị tỳ khưu ni ấy vẫn chấp giữ y như thế, vị tỳ khưu ni y nên được các tỳ khưu ni nhắc nhở đến lần thứ ba để từ bỏ việc ấy. Nếu được nhắc nhở đến lần thứ ba mà dứt bỏ việc ấy, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ thì phạm tội pācittiya.”

Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ―(như trên)

Tỳ khưu ni: ―(như trên)― vị ni này là ‘vị tỳ khưu ni’ đưc đề cập trong ý nghĩa này.

Sống thân cận: sống thân cận với (hành động thuộc về) thân và khẩu không đúng đắn.

Nam gia chủ nghĩa là bất cứ người nam nào sống trong căn nhà.

Con trai của nam gia chủ nghĩa là bất cứ những người nào là con trai hoặc anh em trai.

Vị tỳ khưu ni ấy: là vị tỳ khưu ni sống thân cận.

Bởi các tỳ khưu ni: bởi các tỳ khưu ni khác. Các vị ni nào thấy, các vị ni nào nghe, các vị ni ấy nên nói rằng: “Này ni sư, chớ có sống thân cận với nam gia chủ và với cả con trai của nam gia chủ. Này ni sư, hãy tự tách rời ra. Hội chúng khen ngợi sự tách rời này của sư tỷ.” Nên đưc nói đến lần thứ nhì. Nên đưc nói đến lần thứ ba. Nếu (vị ni ấy) dứt bỏ, như thế việc này là tốt đẹp; nếu (vị ni ấy) không dứt bỏ thì phạm tội dukkaṭa. Các vị ni sau khi nghe mà không nói thì phạm tội dukkaṭa. Vị tỳ khưu ni y nên đưc kéo đến giữa hội chúng rồi nên được nói rằng: “Này ni sư, chớ có sống thân cận với nam gia chủ và với cả con trai của nam gia chủ. Này ni sư, hãy tự tách rời ra. Hội chúng khen ngợi sự tách rời này của sư t.” Nên đưc nói đến lần thứ nhì. Nên đưc nói đến lần thứ ba. Nếu (vị ni ấy) dứt bỏ, như thế việc này là tốt đẹp; nếu (vị ni ấy) không dứt bỏ thì phạm tội dukkaṭa. Vị tỳ khưu ni ấy cần được nhắc nhở. Và này các tỳ khưu, nên được nhắc nhở như vầy: Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu ni có kinh nghim, đủ năng lực:

Bạch chư đi đức ni, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Tỳ khưu ni này tên (như vầy) sống thân cận với nam gia chủ và với cả con trai của nam gia chủ. Vị ni ấy không chịu từ bỏ sự việc ấy. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên nhắc nhở tỳ khưu ni tên (như vy) để dứt bỏ sự việc ấy. Đây là li đề nghị.

Bạch chư đi đức ni, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Tỳ khưu ni này tên (như vầy) sống thân cận với nam gia chủ và với cả con trai của nam gia chủ. Vị ni ấy không chịu từ bỏ sự việc ấy. Hội chúng nhắc nhở tỳ khưu ni tên (như vy) để dứt bỏ sự việc ấy. Đi đc ni nào đồng ý việc nhắc nhở tỳ khưu ni tên (như vy) để dứt bỏ sự việc ấy xin im lặng; vị ni nào không đồng ý có thể nói lên.

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nhì: ―(như trên)―

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba: ―(như trên)

Tỳ khưu ni tên (như vy) đã được hội chúng nhắc nhở để dứt bỏ sự việc ấy. Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”

Do lời đề nghị thì phạm tội dukkaṭa. Do hai lời thông báo của hành sự thì phạm các tộidukkaṭa. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự thì phạm tội pācittiya.

Hành sự đúng pháp, nhận biết là hành sự đúng pháp, vị ni không dứt bỏ thì phạm tội pācittiya. Hành sự đúng pháp, có sự hoài nghi, vị ni không dứt bỏ thì phạm tội pācittiya. Hành sự đúng pháp, (lm) tưởng là hành sự sai pháp, vị ni không dứt bỏ thì phạm tội pācittiya.

Hành sự sai pháp, (lầm) tưởng là hành sự đúng pháp, phạm tội dukkaṭa. Hành sự sai pháp, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Hành sự sai pháp, nhận biết là hành sự sai pháp, phạm tộidukkaṭa.

Vị ni chưa được nhắc nhở, vị ni dứt bỏ, vị ni bị điên, ―(như trên)― vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học thứ sáu.

--ooOoo--



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada