Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ, Bhaddā Kāpilānī đã vào mùa (an cư) mưa ở thành Sāketa. Vị ni ấy vì công việc cần làm nào đó đã phái người đưa tin đi đến gặp tỳ khưu ni Thullanandā (nhắn rằng): - “Nếu ni sư Thullanandā có thể cho tôi chỗ ngụ thì tôi có thể đi đến Sāvatthī.” Tỳ khưu ni Thullanandā đã nói như vầy: - “Hãy đi đến, tôi sẽ cho.” Sau đó, Bhaddā Kāpilānī đã từ thành Sāketa đi đến thành Sāvatthī. Tỳ khưu ni Thullanandā đã cho Bhaddā Kāpilānī chỗ trú ngụ.
Vào lúc bấy giờ, tỳ khưu ni Thullanandā là vị ni nghe nhiều, chuyên đọc tụng thuộc lòng, tự tin, rành rẽ về nói Pháp thoại. Bhaddā Kāpilānī cũng là vị ni nghe nhiều, chuyên đọc tụng thuộc lòng, tự tin, rành rẽ về nói Pháp thoại, và được xem là nổi bật. Dân chúng (nghĩ rằng): “Ni sư Bhaddā Kāpilānī là vị ni nghe nhiều, chuyên đọc tụng thuộc lòng, tự tin, rành rẽ về nói Pháp thoại, và được xem là nổi bật” nên thăm viếng Bhaddā Kāpilānī trước tiên sau đó mới thăm viếng tỳ khưu ni Thullanandā. Tỳ khưu ni Thullanandā có bản chất ganh tỵ (nghĩ rằng): “Nghe nói các cô này ít ham muốn, tự biết đủ, tách ly, không tụ hội thì cũng chính các cô này sống có nhiều sự giao hảo có nhiều sự khuếch trương,” rồi nổi giận bất bình đã lôi kéo Bhaddā Kāpilānī ra khỏi chỗ trú ngụ.
Các tỳ khưu ni nào ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Vì sao ni sư Thullanandā sau khi đã cho ni sư Bhaddā Kāpilānī chỗ ngụ lại nổi giận bất bình rồi lôi kéo ra?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói tỳ khưu ni Thullanandā sau khi đã cho Bhaddā Kāpilānī chỗ ngụ lại nổi giận bất bình rồi lôi kéo ra, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, vì sao tỳ khưu ni Thullanandā sau khi đã cho Bhaddā Kāpilānī chỗ ngụ lại nổi giận bất bình rồi lôi kéo ra vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu ni nào sau khi đã cho chỗ ngụ đến vị tỳ khưu ni lại nổi giận bất bình rồi lôi kéo ra hoặc bảo lôi kéo ra thì phạm tội pācittiya.”
Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ―(như trên)―
Tỳ khưu ni: ―(như trên)― vị ni này là ‘vị tỳ khưu ni’ được đề cập trong ý nghĩa này.
Đến vị tỳ khưu ni: đến vị tỳ khưu ni khác.
Chỗ ngụ nghĩa là chỗ có gắn liền cánh cửa được đề cập đến.
Sau khi đã cho: sau khi tự mình cho.
Nổi giận, bất bình: không được hài lòng, có tâm bực bội, nảy sanh lòng cay cú.
Lôi kéo ra: Sau khi nắm lấy ở trong phòng rồi lôi kéo ra phía trước thì phạm tội pācittiya. Sau khi nắm lấy ở phía trước rồi lôi kéo ra bên ngoài thì phạm tội pācittiya. Với một lần ra sức, mặc dầu làm cho (vị ni kia) vượt qua nhiều cánh cửa (vị ni ấy) phạm (chỉ một) tộipācittiya.
Bảo lôi kéo ra: vị ni ra lệnh người khác thì phạm tội dukkaṭa. Được ra lệnh một lần, mặc dầu làm cho (vị ni kia) vượt qua nhiều cánh cửa (vị ni ra lệnh) phạm (chỉ một) tội pācittiya.
Người nữ đã tu lên bậc trên, nhận biết là đã tu lên bậc trên, vị ni sau khi đã cho chỗ ngụ lại nổi giận bất bình rồi lôi kéo ra hoặc bảo lôi kéo ra thì phạm tội pācittiya. Người nữ đã tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, vị ni sau khi đã cho chỗ ngụ lại nổi giận bất bình rồi lôi kéo ra hoặc bảo lôi kéo ra thì phạm tội pācittiya. Người nữ đã tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là chưa tu lên bậc trên, vị ni sau khi đã cho chỗ ngụ lại nổi giận bất bình rồi lôi kéo ra hoặc bảo lôi kéo rathì phạm tội pācittiya.
Vị ni lôi kéo ra hoặc bảo lôi kéo ra vật dụng của vị ni kia thì phạm tội dukkaṭa. Vị ni lôi kéo ra hoặc bảo lôi kéo ra khỏi chỗ không có gắn liền cánh cửa thì phạm tội dukkaṭa. Vị ni lôi kéo ra hoặc bảo lôi kéo ra vật dụng của vị ni kia thì phạm tội dukkaṭa. Vị ni lôi kéo ra hoặc bảo lôi kéo ra người nữ chưa tu lên bậc trên khỏi chỗ có gắn liền cánh cửa hoặc chỗ không có gắn liền cánh cửa thì phạm tội dukkaṭa. Vị ni lôi kéo ra hoặc bảo lôi kéo ra vật dụng của cô kia thì phạm tội dukkaṭa. Người nữ chưa tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là đã tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa. Người nữ chưa tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Người nữ chưa tu lên bậc trên, nhận biết là chưa tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa.
Vị ni lôi kéo ra hoặc bảo lôi kéo ra vị ni không biết hổ thẹn, vị ni lôi kéo ra hoặc bảo lôi kéo ra vật dụng của vị ni kia; vị ni lôi kéo ra hoặc bảo lôi kéo ra vị ni bị điên, vị ni lôi kéo ra hoặc bảo lôi kéo ra vật dụng của vị ni kia; vị ni lôi kéo ra hoặc bảo lôi kéo ra vị ni thường gây nên các sự xung đột, ... vị ni thường gây nên sự cãi cọ, ... vị ni thường gây nên sự tranh luận, ... vị ni thường gây nên cuộc nói chuyện nhảm nhí, ... vị ni thường gây nên sự tranh tụng trong hội chúng, vị ni lôi kéo ra hoặc bảo lôi kéo ra vật dụng của vị ni kia; vị ni lôi kéo ra hoặc bảo lôi kéo ra người nữ đệ tử hoặc người nữ học trò không thực hành phận sự đúng đắn, vị ni lôi kéo ra hoặc bảo lôi kéo ra vật dụng của vị ni kia; vị ni bị điên; ―(như trên)― vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.”
Điều học thứ năm.
--ooOoo--
Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada