Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ, có ngôi trú xá dành cho hội chúng đã đưc nam cư sĩ nọ cho xây dựng. Vào dịp lễ của ngôi trú xá ấy, người ấy có ý định dâng y ngoài hạn kỳ đến cả hai hội chúng. Vào lúc bấy giờ, kaṭhina của cả hai hội chúng đã được thành tựu. Khi ấy, nam cư sĩ y đã đi đến gặp hội chúng và cầu xin sự thâu hồi Kaṭhina. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã nói Pháp thoại rồi đã bảo các tỳ khưu rằng: - “Này các tỳ khưu, ta cho phép thâu hồi Kaṭhina. Và này các tỳ khưu, Kahina nên được thâu hồi như vầy: Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu có kinh nghim, đ năng lực:

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên thâu hồi Kaṭhina. Đây là li đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Hội chúng thâu hồi Kaṭhina. Đi đc nào đồng ý với việc thâu hồi Kaṭhina xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.

Kaṭhina đã được hội chúng thâu hồi. Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”

Sau đó, nam cư sĩ y đã đi đến gặp hội chúng tỳ khưu ni và cầu xin sự thâu hồi Kaṭhina. Tỳ khưu ni Thullanandā (nghĩ rằng): “Sẽ có y cho chúng ta” nên đã ngăn cản sự thâu hồi Kaṭhina. Khi ấy, nam cư sĩ ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Tại sao các tỳ khưu ni lại không cho sự thâu hồi Kaṭhina của chúng tôi?” Các tỳ khưu ni đã nghe đưc nam cư sĩ ấy phàn nàn, phê phán, chê bai.

Các tỳ khưu ni nào ít ham mun, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Vì sao ni sư Thullanandā li ngăn cản sự thâu hồi Kaṭhina đúng pháp?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói t khưu ni Thullanandā ngăn cản sự thâu hồi Kaṭhinađúng pháp, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, vì sao tỳ khưu ni Thullanandā lại ngăn cản sự thâu hồi Kaṭhina đúng pháp vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đc tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các t khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu ni nào ngăn cản sự thâu hồi Kaṭhina đúng pháp thì phạm tội pācittiya.”

Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ―(như trên)

Tỳ khưu ni: ―(như trên)― vị ni này là vị ‘tỳ khưu ni’ đưc đề cập trong ý nghĩa này.

Sự thâu hồi Kaṭhina đúng pháp nghĩa là hội chúng tỳ khưu ni có sự hợp nhất tụ hội lại rồi thâu hồi.

Ngăn cản: vị ngăn cản (hỏi rằng): “Có thể thâu hồi Kaṭhina này như thế nào?” thì phạm tội pācittiya.

Đúng pháp, nhận biết là đúng pháp, v ni ngăn cản thì phạm tội pācittiya. Đúng pháp, có sự hoài nghi, vị ni ngăn cản thì phạm tội dukkaṭa. Đúng pháp, (lm) tưởng là sai pháp, vị ni ngăn cản thì vô tội.

Sai pháp, (lầm) tưng là đúng pháp, phạm tội dukkaṭa. Sai pháp, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Sai pháp, nhận biết là sai pháp thì vô tội.

Vị ni ngăn cản sau khi chỉ rõ sự lợi ích, vị ni bị điên, ―(như trên)― vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học thứ mười.

Phẩm Lõa Thể là thứ ba.

--ooOoo--

Tóm lược phẩm này

Lõa thể, vải choảng tắm, sau khi tháo ra, năm ngày, (y) thiết thân, của nhóm, việc phân chia, (y của) Sa-môn, không chắc chắn, và với việc (thâu hồi) Kaṭhina.”

--ooOoo--

[5] Nếu tính gang tay của đức Thiện Thệ theo kích thước của người bình thường là 0,25 cm thì kích thước vải choàng tắm của tỳ khưu ni là 1 m x 0,5 m. Vải choảng tắm mưa của các tỳ khưu ln hơn: 1,50 m x 0, 625 m (ND).

[6] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng cứ mỗi y là tính một tội pācittiya (VinA. iv, 929).



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada