Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu ni trong khi không nhìn thấy đ đạc của bản thân đã nói với tỳ khưu ni Caṇḍakāī điu này: - “Này ni sư, ni sư có nhìn thấy đ đạc của chúng tôi không?” Tỳ khưu ni Caṇḍakāī phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Chẳng lẽ chính tôi là nữ đạo tặc hay sao? Chẳng lẽ chính tôi là kẻ không biết xấu hổ hay sao? Những ni sư nào trong khi không nhìn thấy đ đạc của bản thân những vị ni ấy đã nói với tôi như vy: ‘Này ni sư, ni sư có nhìn thấy đ đạc của chúng tôi không?’ Này các ni sư, nếu tôi lấy đ đạc của các cô, tôi không còn là nữ Sa-môn, tôi bị tiêu hoại Phạm hạnh, tôi bị sanh vào địa ngục. Còn cô nào đã nói sai trái về tôi như thế, ngay cả cô ấy cũng hãy không còn là nữ Sa-môn, hãy bị tiêu hoại Phạm hạnh, hãy bị sanh vào địa ngục.”

Các tỳ khưu ni nào ít ham mun, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Vì sao ni sư Caṇḍakāī lại nguyền rủa bản thân luôn cả người khác về địa ngục và cả Phạm hạnh nữa?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói t khưu ni Caṇḍakāī nguyền rủa bản thân luôn cả người khác về địa ngục và cả Phạm hạnh nữa, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, vì sao tỳ khưu ni Caṇḍakāī lại nguyền rủa bản thân luôn cả người khác về địa ngục và cả Phạm hạnh nữa vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đc tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các t khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy:

Vị tỳ khưu ni nào nguyền rủa bản thân hoặc người khác về địa ngục hoặc về Phạm hạnh thì phạm tội pācittiya.

Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ―(như trên)

Tỳ khưu ni: ―(như trên)― vị ni này là ‘vị tỳ khưu ni’ đưc đề cập trong ý nghĩa này.

Bản thân: đối với cá nhân mình.

Người khác: vị đã tu lên bậc trên.

Vị ni nguyền rủa về địa ngục hoặc về Phạm hạnh thì phạm tội pācittiya.

Người nữ đã tu lên bậc trên, nhận biết là đã tu lên bậc trên, vị ni nguyền rủa về địa ngục hoặc về Phạm hạnh thì phạm tội pācittiya. Người nữ đã tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, vị ni nguyền rủa về địa ngục hoặc về Phạm hạnh thì phạm tội pācittiya. Người nữ đã tu lên bậc trên, (lầm) tưng là chưa tu lên bậc trên, vị ni nguyền rủa về địa ngục hoặc về Phạm hạnh thì phạm tội pācittiya.

Vị ni nguyền rủa về sự sanh làm loài thú hoặc về cảnh giới ngạ quỷ hoặc về phần số xui của loài người thì phạm tội dukkaṭa. Vị ni nguyền rủa người nữ chưa tu lên bậc trên thì phạm tội dukkaṭa.

Người nữ chưa tu lên bậc trên, (lầm) tưng là đã tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa. Người nữ chưa tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Người nữ chưa tu lên bậc trên, nhận biết là chưa tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa.

Vị ni (nói đ) đề cập đến ý nghĩa, vị ni (nói đ) đề cập đến Pháp, vị ni (nói) nhắm đến sự giảng dạy, vị ni bị điên, ―(như trên)― vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học thứ chín.

--ooOoo--



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada