Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ, tỳ khưu ni Thullanandā cùng người nam một nữ với một nam đứng chung, chuyện trò ở đường có xe cộ, ở ngõ cụt, ở giao lộ, lại còn thầm thì vào tai và đuổi đi vị tỳ khưu ni thứ nhì nữa.
Các tỳ khưu ni nào ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Vì sao ni sư Thullanandā lại cùng người nam một nữ với một nam đứng chung, chuyện trò ở đường có xe cộ, ở ngõ cụt, ở giao lộ, lại còn thầm thì vào tai và đuổi đi vị tỳ khưu ni thứ nhì nữa?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói tỳ khưu ni Thullanandā cùng người nam một nữ với một nam đứng chung, chuyện trò ở đường có xe cộ, ở ngõ cụt, ở giao lộ, lại còn thầm thì vào tai và đuổi đi vị tỳ khưu ni thứ nhì nữa, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, vì sao tỳ khưu ni Thullanandā lại cùng người nam một nữ với một nam đứng chung, chuyện trò ở đường có xe cộ, ở ngõ cụt, ở giao lộ, lại còn thầm thì vào tai và đuổi đi vị tỳ khưu ni thứ nhì nữa? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu ni nào ở đường có xe cộ, hoặc ở ngõ cụt, hoặc ở giao lộ cùng người nam một nữ với một nam hoặc đứng chung, hoặc chuyện trò, hoặc thầm thì vào tai, hoặc đuổi đi vị tỳ khưu ni thứ nhì thì phạm tội pācittiya.”
Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ―(như trên)―
Tỳ khưu ni: ―(như trên)― vị ni này là ‘vị tỳ khưu ni’ được đề cập trong ý nghĩa này.
Đường có xe cộ nghĩa là đường có xe kéo hàng được đề cập đến.
Ngõ cụt nghĩa là họ đi vào bằng chính lối nào thì đi ra bằng chính lối đó.
Giao lộ nghĩa là nơi ngã tư đường được đề cập đến.
Người nam nghĩa là nam nhân loại, không phải Dạ-xoa nam, không phải ma nam, không phải thú đực, có trí suy xét, có khả năng đứng chung nói chuyện.
Cùng: cùng với.
Một nữ với một nam: là chỉ có người nam và vị tỳ khưu ni.
Hoặc đứng chung: vị ni đứng trong tầm tay của người nam thì phạm tội pācittiya.
Hoặc chuyện trò: vị ni đứng chuyện trò trong tầm tay của người nam thì phạm tộipācittiya.
Hoặc thầm thì vào tai: vị ni nói vào lỗ tai của người nam thì phạm tội pācittiya.
Hoặc đuổi đi vị tỳ khưu ni thứ nhì: vị ni có ý định hành xử sai nguyên tắc rồi đuổi đi vị tỳ khưu ni thứ nhì thì phạm tội dukkaṭa. Khi vị ni (kia) đang rời khỏi tầm nhìn hoặc tầm nghe thì phạm tội dukkaṭa. Khi đã rời khỏi thì phạm tội pācittiya. Sau khi tách rời khỏi tầm tay, vị ni đứng chung hoặc chuyện trò thì phạm tội dukkaṭa. Vị ni đứng chung hoặc chuyện trò với Dạ-xoa nam, hoặc với ma nam, hoặc với người nam vô căn, hoặc với thú đực dạng người thì phạm tội dukkaṭa.
Có bất cứ người nữ nào có trí suy xét là người thứ nhì, vị ni không mong mỏi chỗ kín đáo, đang bận tâm chuyện khác vị ni đứng chung hoặc chuyện trò, vị ni không có ý định hành xử sai nguyên tắc, vị ni đuổi đi vị tỳ khưu ni thứ nhì khi có việc cần làm,[2] vị ni bị điên, ―(như trên)― vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.”
Điều học thứ tư.
--ooOoo--
Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada