Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, hội chúng tỳ khưu ni đưc nam cư sĩ nọ thỉnh cầu về tỏi (nói rằng): “Các ni sư nào có nhu cầu về tỏi, tôi dâng tỏi.” Và người canh ruộng được ra lệnh rằng: “Nếu các tỳ khưu ni đi đến, hãy dâng cho mỗi một vị tỳ khưu ni hai ba bó.” Vào lúc bấy giờ, trong thành Sāvatthī có lễ hội. Tỏi đã đưc đem li bao nhiêu đều không còn. Các tỳ khưu ni đã đi đến nam cư sĩ y và đã nói điu này: - “Này đạo hữu, có nhu cầu về tỏi.” - “Thưa các ni sư, không có. Ti đã đưc đem li bao nhiêu đều hết cả. Xin hãy đi đến ruộng.” Tỳ khưu ni Thullanandā sau khi đi đến ruộng đã không biết chừng mực và đã bảo mang đi nhiều tỏi. Người canh ruộng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Tại sao các tỳ khưu ni sau khi đi đến ruộng lại không biết chừng mực rồi bảo mang đi nhiều tỏi?”

Các tỳ khưu ni đã nghe đưc người canh ruộng ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các tỳ khưu ni nào ít ham mun, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Vì sao ni sư Thullanandā lại không biết chừng mực rồi bảo mang đi nhiều tỏi?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói t khưu ni Thullanandā không biết chừng mực rồi bảo mang đi nhiều tỏi, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, vì sao tỳ khưu ni Thullanandā lại không biết chừng mực rồi bảo mang đi nhiều tỏi vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đc tin, ―(như trên)― Ngài đã nói Pháp thoại rồi đã bảo các tỳ khưu rằng:

- “Này các tỳ khưu, vào thời quá khứ tỳ khưu ni Thullanandā đã là vợ của người Bà-la-môn nọ và có ba người con gái là Nandā, Nandavatī, và Sundarīnandā. Này các tỳ khưu, khi y người Bà-la-môn ấy sau khi qua đi đã sanh vào bào thai của con chim thiên nga nọ. Các lông của con chim ấy đã là hoàn toàn bằng vàng. Nó đã cho các cô ấy mỗi người một lông chim.

Này các tỳ khưu, khi ấy tỳ khưu ni Thullanandā (nghĩ rằng): “Con chim thiên nga này cho chúng ta mỗi người một lông chim” nên đã nắm lấy con chim thiên nga chúa ấy và đã vặt trụi lông. Bộ lông của con chim ấy trong khi được mọc lại có màu trắng. Này các tỳ khưu, lúc bấy giờ tỳ khưu ni Thullanandā cũng vì quá tham lam khiến vàng đã bị tiêu tan; giờ đây tỏi sẽ bị mất đi.

“Vật gì đã được nhận lãnh thì nên hoan hỷ với vật ấy, bởi vì quá tham lam nên kẻ ác đã nắm lấy thiên nga chúa, khiến cho vàng đã bị tiêu tan.” 

Sau đó, đức Thế Tôn đã khiển trách tỳ khưu ni Thullanandā bằng nhiều phương thức về sự khó khăn trong việc cấp dưng, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các t khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu ni nào nhai tỏi thì phạm tội pācittiya.”

Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ―(như trên)―

Tỳ khưu ni: ―(như trên)― vị ni này là ‘vị tỳ khưu ni’ đưc đề cập trong ý nghĩa này.

Tỏi nghĩa là (loại thảo mộc) thuộc về xứ Magadha đưc đề cập đến. (Nghĩ rằng): “Ta sẽ ăn” rồi thọ lãnh thì phạm tội dukkaṭa. Mỗi lần nuốt xuống thì phạm tội pācittiya.

Tỏi, nhận biết là tỏi, vị ni nhai phạm tội pācittiya. Tỏi, có sự hoài nghi, vị ni nhai phạm tội pācittiya. Tỏi, (lầm) tưởng không phải tỏi, vị ni nhai phạm tội pācittiya.

Không phải tỏi, (lầm) tưởng là tỏi, vị ni nhai phạm tội dukkaṭa. Không phải tỏi, có sự hoài nghi, vị ni nhai phạm tội dukkaṭa. Không phải tỏi, nhận biết không phải tỏi, vị ni nhai thì vô tội.

Trong trường hợp củ hành, củ hành đỏ, củ hành tây, lá hẹ, nấu chung với xúp, nấu chung với thịt, nấu chung với dầu ăn, rau cải trộn, hương vị làm ngon miệng, vị ni bị điên, ―(như trên)― vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học thứ nhất.

--ooOoo--



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada