Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu ni nhóm Lc Sư nhiễm dục vọng ưng thuận sự nắm lấy cánh tay của người nam nhiễm dục vọng, ưng thuận sự nắm lấy chéo áo choàng (của ngưi nam), đứng chung, trò chuyện, đi đến nơi hẹn hò, ưng thuận sự viếng thăm ca ngưi nam, đi vào nơi che khuất, kề sát cơ thể nhằm mục đích ấy là nhằm mục đích của việc thực hiện điều không tốt đẹp ấy.[6]

Các tỳ khưu ni nào ít ham mun, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Vì sao các tỳ khưu ni nhóm Lc Sư nhiễm dục vọng lại ưng thuận sự nắm lấy cánh tay của người nam nhiễm dục vọng, ưng thuận sự nắm lấy chéo áo choàng (của ngưi nam), đứng chung, trò chuyện, đi đến nơi hẹn hò, ưng thuận sự viếng thăm ca ngưi nam, đi vào nơi che khuất, kề sát cơ thể nhằm mục đích ấy là nhằm mục đích của việc thực hiện điều không tốt đẹp ấy?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các t khưu ni nhóm Lc Sư nhiễm dục vọng ưng thuận sự nắm lấy cánh tay của người nam nhiễm dục vọng, ưng thuận sự nắm lấy chéo áo choàng (của ngưi nam), đứng chung, trò chuyện, đi đến nơi hẹn hò, ưng thuận sự viếng thăm ca ngưi nam, đi vào nơi che khuất, kề sát cơ thể nhằm mục đích ấy là nhằm mục đích của việc thực hiện điều không tốt đẹp ấy, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)

―(như trên)― Này các tỳ khưu, vì sao các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư nhiễm dục vọng lại ưng thuận sự nắm lấy cánh tay của người nam nhiễm dục vọng, ưng thuận sự nắm lấy chéo áo choàng (của ngưi nam), đứng chung, trò chuyện, đi đến nơi hẹn hò, ưng thuận sự viếng thăm ca ngưi nam, đi vào nơi che khuất, kề sát cơ thể nhằm mục đích ấy là nhằm mục đích của việc thực hiện điều không tốt đẹp ấy vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đc tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các t khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu ni nào nhiễm dục vọng ưng thuận sự nắm lấy cánh tay của người nam nhiễm dục vọng, hoặc ưng thuận sự nắm lấy chéo áo choàng (của người nam), hoặc đứng chung, hoặc trò chuyện, hoặc đi đến nơi hẹn hò, hoặc ưng thuận sự viếng thăm ca người nam, hoặc đi vào nơi che khuất, hoặc kề sát cơ thể nhằm mục đích ấy là nhằm mục đích của việc thực hiện điều không tốt đẹp ấy, vị ni này cũng là vị phạm tội pārājika, không được cộng trú, là người nữ liên quan tám sự việc.”

Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ―(như trên)

Tỳ khưu ni: ―(như trên)― vị ni này là ‘vị tỳ khưu ni’ đưc đề cập trong ý nghĩa này.

(Nữ) nhiễm dục vọng nghĩa là người nữ có dục vọng, có sự khao khát, có tâm quyến luyến.

(Nam) nhiễm dục vọng nghĩa là người nam có dục vọng, có sự khao khát, có tâm quyến luyến.

Người nam nghĩa là nam nhân loại, không phải Dạ-xoa nam, không phải ma nam, không phải thú đực, có trí suy xét, có khả năng thực hiện việc xúc chạm cơ thể.

Hoặc ưng thuận sự nắm lấy cánh tay: cánh tay nghĩa là tính từ cùi chỏ cho đến đầu móng tay. Nhằm mục đích của việc thực hiện điều không tốt đẹp ấy, vị ni ưng thuận sự nắm lấy từ xương đòn (ở cổ) trở lên và đầu gối trở xuống thì phạm tội thullaccaya.

Hoặc ưng thuận sự nắm lấy chéo áo choàng: Nhằm mục đích của việc thực hiện điều không tốt đẹp ấy, vị ni ưng thuận sự nắm lấy hoặc tấm choàng dưới hoặc tấm choàng trên thì phạm tội thullaccaya.

 Hoặc đứng chung: Nhằm mục đích của việc thực hiện điều không tốt đẹp ấy, vị ni đứng trong tầm tay (1 mét 25) của người nam thì phạm tội thullaccaya.

Hoặc trò chuyện: Nhằm mục đích của việc thực hiện điều không tốt đẹp ấy, vị ni đứng trò chuyện trong tầm tay của người nam thì phạm tội thullaccaya.

Hoặc đi đến nơi hẹn hò: Nhằm mục đích của việc thực hiện điều không tốt đẹp ấy, (khi) đưc người nam nói rằng: “Hãy đi đến đa đim tên (như vầy),” vị ni đi (đến nơi ấy) thì phạm tội dukkaṭa theo mỗi bưc đi, khi đã vào ở trong tầm tay của người nam thì phạm tộithullaccaya.

Hoặc ưng thuận sự viếng thăm ca người nam: Nhằm mục đích của việc thực hiện điều không tốt đẹp ấy, vị ni ưng thuận sự viếng thăm ca người nam thì phạm tội dukkaṭa, khi đã vào ở trong tầm tay của người nam thì phạm tội thullaccaya.

Hoặc đi vào nơi che khuất: Nhằm mục đích của việc thực hiện điều không tốt đẹp ấy, khi đã vào trong chỗ được che kín bởi bất cứ vật gì thì phạm tội thullaccaya.

Hoặc kề sát cơ thể nhằm mục đích ấy: Nhằm mục đích của việc thực hiện điều không tốt đẹp ấy, vị ni đứng trong tầm tay của người nam kề sát cơ thể thì phạm tội thullaccaya.

Vị ni này cũng: đưc đề cập có liên quan đến các vị ni trưc đây.

Là vị phạm tội pārājika: cũng giống như cây thốt nốt bị chặt ở ngọn không thể tăng trưng được nữa; tương t như thế, vị tỳ khưu ni khi làm đủ tám sự việc thì không còn là nữ Sa-môn, không phải là Thích nữ; vì thế được gọi ‘là vị phạm tội pārājika.’

Không được cộng trú: Sự cộng trú nghĩa là có chung hành sự, có chung việc đọc tụng (giới bổn Pātimokkha), có sự học tập giống nhau, điều ấy gọi là sự cộng trú. Vị ni ấy không có đưc điều ấy, vì thế được gọi là ‘không được cộng trú.’

Không cố ý, vị ni thất niệm, vị ni không hay biết, vị ni không ưng thuận, vị ni bị điên, vị ni có tâm bị rối loạn, vị ni bị thọ khổ hành hạ, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Dứt điu pārājika th tư.

--ooOoo--

Bạch chư đi đc ni, tám điu pārājika[7] đã đưc đọc tụng xong. Vị tỳ khưu ni vi phm điều nọ hoặc điều kia thuộc về các điều này thì không có được sự cộng trú cùng với các tỳ khưu ni,[8] trưc đây như thế nào thì sau này là như vậy; (vị ni ấy) là vị ni phạm tội pārājikakhông được cộng trú. Trong các điều ấy, tôi hỏi các đi đức ni rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đ này? Đến lần thứ nhì, tôi hỏi rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đ này? Đến lần thứ ba, tôi hỏi rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đ này? Chư đi đc ni được thanh tịnh nên mới im lặng. Tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.

Dứt Chương Pārājika.

--ooOoo--

 [1] Migāranattā: Dịch theo từ sẽ là “cháu trai của Migāra,” và bà Visākhā là mẹ của Migāra (Migāramātā), nên Sāḷha sẽ là cháu cố của bà Visākhā. Tuy nhiên, ngài Buddhaghosa giải thích rằng chữ ở giữa (mātā) đã bị bỏ bớt nên cần phải hiểu rằng: “Migāramātuyā pana nattā hoti” nghĩa là cháu trai (nội hoặc ngoại) của Migāramātā tức là bā Visākhā (VinA. iv, 900).

[2] Tính luôn các tỳ khưu ni đã vi phạm bốn điu pārājika đã đưc quy định chung với tỳ khưu nên gọi là các vị ni trưc đây (VinA. iv, 901).

[3] Trường hợp bị nhiễm dục vọng cả hai: Vấn đề vị tỳ khưu ni hay đi tưng nam là người thực hiện hành động thật sự làm chúng tôi bối rối. Bản dịch của Cô I.B. Horner ghi rõ chính vị tỳ khưu ni là người thực hiện các hành động sờ vào, vuốt ve, v.v... ở trên cơ thể của phái nam. Trái lại, chúng tôi đã xem xét kỹ các đon văn Pāḷi về nhiều phương diện: văn phạm, ngữ cảnh, thành ngữ, và xác định rằng các hành động trên là của phái nam. Như ở trong câu chuyện mở đầu, tỳ khưu ni Sundarīnandā chỉ tiếp nhận và ưng thun (sādiyati) hành động từ phía đi tưng người nam thay vì thực hiện (samāpajjati): chú ý so sánh sự khác biệt của hai nhóm từ “purisapuggalassa kāyasaṃsaggaṃ” và “mātugāmena saddhi kāyasaṃsaggaṃ.” Hơn nữa ở phần quy đnh điều học, từ sādiyeyya (đồng ý, chấp thuận, thích thú, ...) cũng đã được sử dụng; nếu vị tỳ khưu ni là người tạo tác, các động từ được dùng phải là āmaseyya,parāmaseyya, ... Vn đề ở đây là căn c vào văn phạm thì không thể xác đnh được giới tính nam hay nữ trong câu văn; điều này hiếm khi xảy ra đối với loại ngôn ngữ này. Ngài Buddhaghosa giải thích rằng vị tỳ khưu ni sờ vào thân ngưi nam hay ưng thuận việc người nam sờ vào thân (của mình) cũng bị phạm tội tương đương tùy theo vị trí sờ vào ở trên thân thể (VinA. iv, 901). Như vy, câu văn ở trên có thể hiểu theo hai cách, và điu quy định này cần hiểu luôn cả hai khía cạnh: vị tỳ khưu ni ưng thun hành động của phái nam hoặc chính vị ni thực hiện các hành động trên. Chúng tôi ghi nghĩa theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa nên dùng chữ “vị” và “(đi tưng) không xác định giới tính,” quý độc giả nên hiểu cả hai cách.

[4] Trường hợp bị nhiễm dục vọng một phía: Cô I.B. Horner dịch rằng người thực hiện hành động là vị tỳ khưu ni. V đim này, văn phm cũng không xác định rõ giới tính. Ngài Buddhaghosa giải thích là cả hai trường hợp như đã được ghi ở trên. Chúng tôi xin phân tích thêm như sau: Trường hợp vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng và chủ động thì phạm tội theo quy đnh; trường hợp người nam nhiễm dục vọng sờ vào cơ thể của vị tỳ khưu ni, nếu vị tỳ khưu ni không ưng thuận thì không phạm tội như đã đưc xác định ở phần ‘không phạm tội’ ở đoạn kết. Từ avassute được hiểu là danh tĩnh từ, trung tánh, định sở cách, số ít. Qua hai đon văn đầu có thể nghĩ rằng vị tỳ khưu ni đóng vai trò thụ đng, nhưng t đon văn thứ ba trở đi tuy không th xác định rõ ràng được giới tính qua văn phm nhưng việc vị tỳ khưu ni đóng vai trò chủ đng được thể hiện qua ngữ cảnh; có lẽ đây là đim đ cô I.B. Horner xác định lối dịch của cô. Trái lại, chúng tôi ghi nghĩa theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa vì nó bao quát được mọi tình huống có thể xảy ra trong trường hợp này, nghĩa là dầu cho vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng, có sự ưng thuận, dầu là chủ động hay thụ động trong khi tiếp xúc thân thể với người nam ở phần thân từ xương đòn (ở cổ) trở xuống và từ đầu gối trở lên đều phạm tội pārājika.

[5] asatiyā: vị ni thất niệm nghĩa là tâm đang bận suy nghĩ việc khác, ajānantiyā: vị ni không biết đây là ngưi nam hay người nữ (VinA. iv, 902).

[6] Theo ngài Buddhaghosa, điều không tốt đp là nói đến sự xúc chạm cơ thể chứ không phải sự thực hiện việc đôi lứa (VinA. iv, 904).

[7] Gồm bốn điu pārājika đã đưc quy định cho tỳ khưu được gọi là điu quy định chung và bốn điu quy đnh riêng được trình bày ở đây; như thế tổng cộng là 8 điu pārājika cho t khưu ni (VinA. iv, 906).

[8] Xem lời giải thích về việc này ở chương pārājika của tỳ khưu (TTPV tập 01, tr. 255).



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada