Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lc Sư thọ lãnh đồ khất thực đưc làm vun đầy lên. ―(như trên)

“‘Ta sẽ thọ lãnh đồ khất thực vừa ngang miệng (bình bát)’ là việc học tập nên được thực hành.”

Nên thọ lãnh đồ khất thực vừa ngang miệng (bình bát). Vị nào thọ lãnh đồ khất thực đưc làm vun đầy lên do không có sự tôn trọng thì phạm tội dukkaṭa.

Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Phẩm Chống Nạnh là thứ ba.

--ooOoo--

[1] Sách The Buddhist Monastic Code cho biết khoảng cách của 500 cây cung độ chừng 1 km.

[2] Năm hng người đng đạo là tỳ khưu, t khưu ni, cô ni tu tập sự, sa di, và sa di ni.

[3] Sekhiya: (vị lai phân từ thụ động, ngữ căn √sikkh): cần được học tập, nên được rèn luyện.

[4] Động từ nivāseti áp dụng cho antaravāsaka (y nội) nên được dịch là “quấn y (nội).”

[5] Động từ pārupati áp dụng cho uttarāsaṅga (thưng y, y vai trái) nên được dịch là “trùm y (vai trái).”

[6] Nghĩa là nhìn phía trước ở mặt đất khoảng cách 4 hattha, khoảng 2 mét (VinA. iv, 891).

[7] Appasaddo: dịch sát nghĩa là “ít tiếng động, tiếng động nhỏ.” Chú Giải cho ví dụ về tiếng động nhỏ như sau: “Trong căn nhà dài 6 mét có ba v trưởng lão ngồi, một vị ngồi đầu này, một vị ngồi giữa, một vị ngồi đàng cui (như vậy vị ngồi giữa cách đều hai vị kia một khoảng cách là 3 mét). Khi vị thứ nhất nói nhỏ nhẹ thì vị ngồi ở giữa nghe và xác đnh được nội dung, còn vị kia ngồi cách 6 mét nghe tiếng nói nhưng không xác đnh được nội dung. Cho đến như vậy là tiếng động nhỏ. Trái lại, nếu vị trưởng lão thứ ba xác định được nội dung thì gọi là tiếng động lớn” (VinA. iv, 891).

[8] sakkaccan ti satiṃ upaṭṭhapetvā: nghiêm trang là sau khi thiết lập niệm (VinA. iv, 891).

[9] Hợp từ piṇḍukkhepakaṃ được dịch sát nghĩa là “sự thảy lên cục (cơm).” Như vậy theo sự xác định ở phần không phạm tội thì vật thực cứng và các thứ trái cây được phép thảy vào miệng! Ngài Buddhaghosa giải thích rằng: “piṇḍukkhepakan ti piṇḍaṃ ukkhipitvā ukkhipitvā” (VinA. iv, 893), chúng tôi hiểu sự lập lại của bất biến động từ ukkhipitvā là “đưa lên ri đưa lên” nên đã ghi lại lời dịch Việt là: “thọ thực theo lối đưa thc ăn (vào miệng) một cách liên tục.”

[10] Hợp từ kabaḷāvacchedaka được dịch sát nghĩa là “sự cắn vắt cơm làm hai.” Cũng như điu trên, khi xem đến phần không phạm tội với các vật thực cứng, các thứ trái cây, các món ăn đặc biệt, chúng tôi hiểu lời giải thích “kabaḷāvacchedakan ti kabaḷaṃ avacchinditvā avacchindivā” của ngài Buddhaghosa là “cắn đi cắn lại vắt cơm,” “cắn vắt cơm từng chút một,” nói theo cách nôm na là “ăn theo lối nhâm nhi.”

[11] Từ nillehakaṃ nghĩa là sự liếm, vét trong ba cụm từ “hattha-nillehakaṃ, patta-nillehakaṃ, oṭṭha-nillehakaṃ” liên quan đến tay, bình bát, và môi. Sở dĩ chúng tôi không dịch là “liếm bình bát” vì điều ấy không thể thực hiện được nên ghi là “nạo vét.” Nếu vị tỳ khưu thọ thực trong đĩa thì từ “liếm” có thể áp dụng (ND).

[12] Xem phần giảng giải chi tiết ở Cullavagga - Tiểu Phẩm, TTPV tập 06, chương IV.



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada