Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu ni n sau khi đi khất thực ở trong thành Sāvatthī đến lúc đi trở về đã nhìn thấy vị tỳ khưu n và đã nói điu này: - “Này ngài đi đức, hãy nhận lãnh vật thực.” - “Này sư tỷ, tốt lắm!” Rồi đã nhận lãnh hết tất cả. Khi thời giờ đã kề cận, vị ni ấy đã không thể đi khất thực nên bữa ăn đã bị lỡ. Sau đó, vào ngày thứ nhì―(như trên)― vào ngày thứ ba, vị tỳ khưu ni ấy sau khi đi khất thực ở trong thành Sāvatthī đến lúc đi trở về đã nhìn thấy vị tỳ khưu y và đã nói điu này: - “Này ngài đi đức, hãy nhận lãnh vật thực.” - “Này sư tỷ, tốt lắm!” Rồi đã nhận lãnh hết tất cả. Khi thời giờ đã kề cận, vị ni ấy đã không thể đi khất thực nên bữa ăn đã bị lỡ.

Sau đó vào ngày th tư, vị tỳ khưu ni ấy run lập cập đi trên đưng. Người gia chủ đi phú đang đi xe ngược chiều đã nói với vị tỳ khưu ni y điu này: - “Này ni sư, hãy tránh ra.” Vị ni ấy trong lúc bước xuống đã bị té ngã ngay tại chỗ ấy. Người gia chủ đi phú đã xin lỗi vị tỳ khưu ni y: - “Thưa ni sư, xin hãy thứ lỗi. Ni sư đã bị tôi làm té ngã.” - “Này gia chủ, không phải ta đã bị ngươi làm té ngã mà chính vì ta đây đuối sức.” - “Thưa ni sư, vì sao ni sư đuối sức?” Khi ấy, vị tỳ khưu ni y đã kể lại sự việc ấy cho người gia chủ đi phú. Người gia chủ đại phú ấy đã đưa vị tỳ khưu ni ấy về nhà, dâng thức ăn, rồi phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Tại sao các ngài đi đức lại nhận lãnh vật thực từ tay của tỳ khưu ni? Là người nữ có lợi lộc khó khăn!”

Các tỳ khưu đã nghe đưc người gia chủ đại phú phàn nàn, phê phán, chê bai. Các tỳ khưu ít ham mun, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Vì sao tỳ khưu lại nhận lãnh vật thực từ tay của tỳ khưu ni?” (như trên)― “Này tỳ khưu, nghe nói ngươi nhận lãnh vật thực từ tay của tỳ khưu ni, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” - “Này tỳ khưu, là nữ thân quyến của ngươi hay không phải là nữ thân quyến?” - “Bạch Thế Tôn, không phải là nữ thân quyến.” - “Này kẻ rồ dại, người nam không phải là thân quyến không biết điều gì thích hợp hay không thích hợp, điều gì đúng hay không đúng đối với người nữ không phải là thân quyến. Này kẻ rồ dại, vì sao ngươi lại nhận lãnh vật thực từ tay tỳ khưu ni không phải là thân quyến vậy? Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đc tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

 “Vị tỳ khưu nào tự tay nhận lãnh vật thực cứng hoặc vật thực mềm từ tay tỳ khưu ni không phải là thân quyến đã đi vào xóm nhà, rồi nhai hoặc ăn thì vị tỳ khưu ấy nên thú nhận rằng: ‘Bạch chư đi đc, tôi đã vi phạm tội đáng chê trách, không có lợi ích, cần phải thú nhận; tôi xin thú nhận tội ấy.’”

Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)

Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ đưc đề cập trong ý nghĩa này.

(Người nữ) không phải là thân quyến nghĩa là người nữ không có liên hệ họ hàng cho đến bảy thế hệ tổ tiên từ dòng bên mẹ hoặc từ dòng bên cha.

Tỳ khưu ni nghĩa là người nữ đã được tu lên bậc trên ở cả hai hội chúng.

Xóm nhà nghĩa là con đường có xe cộ, ngõ cụt, giao lộ, căn nhà.

Vật thực cứng nghĩa là trừ ra năm loại vật thực, vật dùng đến hết đêm, vật dùng trong bảy ngày, và vật dùng suốt đời; phần còn lại gọi là vật thực cứng.

Vật thực mềm nghĩa là năm loại vật thực (gồm có) cơm, súp, bánh, cá, thịt. Vị (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ nhai, ta sẽ ăn’ rồi thọ nhận thì phạm tội dukkaṭa. Mỗi một lần nuốt xuống thì phạm tội pāidesanīya.

Không phải là nữ thân quyến, nhận biết không phải là nữ thân quyến, vị tự tay nhận lãnh vật thực cứng hoặc vật thực mềm từ tay của vị ni đã đi vào xóm nhà rồi nhai hoặc ăn thì phạm tội pāidesanīya. Không phải là nữ thân quyến, có sự hoài nghi, vị tự tay nhận lãnh vật thực cứng hoặc vật thực mềm từ tay của vị ni đã đi vào xóm nhà rồi nhai hoặc ăn thì phạm tộipāidesanīya. Không phải là nữ thân quyến, (lầm) tưởng là nữ thân quyến, vị tự tay nhận lãnh vật thực cứng hoặc vật thực mềm từ tay của vị ni đã đi vào xóm nhà rồi nhai hoặc ăn thì phạm tội pāidesanīya.

Vị nhận lãnh vật dùng đến hết đêm, vật dùng trong bảy ngày, vật dùng suốt đời vì mục đích vật thực thì phạm tội dukkaṭa. Mỗi một lần nuốt xuống thì phạm tội dukkaṭa. Vị (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ nhai, ta sẽ ăn’ rồi nhận lãnh từ tay của vị ni tu lên bậc trên từ một hội chúng thì phạm tội dukkaṭa. Mỗi một lần nuốt xuống thì phạm tội dukkaṭa.

Nữ thân quyến, (lầm) tưởng không phải là nữ thân quyến, phạm tội dukkaṭa. Nữ thân quyến, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Nữ thân quyến, nhận biết là nữ thân quyến thì vô tội.

Từ vị (tỳ khưu ni) là nữ thân quyến, (vị ni) bảo (người khác) trao cho chứ không tự trao cho, (vị ni) sau khi để xuống rồi cho, ở trong tu viện, ở chỗ trú ngụ của các tỳ khưu ni, ở chỗ ngủ của các tu sĩ ngoại đo, khi đi trở về, (vị ni) mang từ làng về rồi cho, (vị ni) cho vật dùng đến hết đêm vật dùng trong bảy ngày vật dùng suốt đời (nói rằng): ‘Hãy thọ dụng khi có duyên cớ,’ từ cô ni tu tập sự, từ sa di ni, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học pāidesanīya thứ nhất.

--ooOoo--



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada