Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lc Sư đi vào làng lúc sái thời rồi ngồi ở đám đông nói chuyện nhảm nhí liên quan đến nhiều vấn đ như là: chuyn đức vua, chuyện kẻ trộm, chuyện quan đại thần, chuyện binh lính, chuyện kinh dị, chuyện chiến trường, chuyện thức ăn, chuyn nước uống, chuyện vải vóc, chuyện giường nằm, chuyện vòng hoa, chuyện hương thơm, chuyện thân quyến, chuyện xe cộ, chuyện làng xóm, chuyện thị trấn, chuyện thành thị, chuyện quốc gia, chuyện đàn bà, chuyn đàn ông, chuyn người hùng, chuyện đường xá, chuyện về chỗ có hũ (của cải chôn giấu), chuyện ma quỷ, chuyện linh tinh, chuyện tiên đoán về thế gian, chuyện tiên đoán về biển cả, chuyện sẽ xảy ra và sẽ không xảy ra như vy hay là như vầy. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Tại sao các Sa-môn Thích tử lại đi vào làng lúc sái thời rồi ngồi ở đám đông nói chuyện nhảm nhí liên quan đến nhiều vấn đ như là: chuyện đc vua, ―(như trên)― chuyện sẽ xảy ra và sẽ không xảy ra như vy hay là như vầy giống như các người tại gia hưởng dục vậy?”

Các tỳ khưu đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các tỳ khưu ít ham mun, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Vì sao các tỳ khưu nhóm Lc Sư li đi vào làng lúc sái thời rồi ngồi ở đám đông nói chuyện nhảm nhí liên quan đến nhiều vấn đ như là: chuyn đc vua, ―(như trên)― chuyện sẽ xảy ra và sẽ không xảy ra như vy hay là như vy?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi đi vào làng lúc sái thời rồi ngồi ở đám đông nói chuyện nhảm nhí liên quan đến nhiều vấn đ như là: chuyn đc vua, ―(như trên)― chuyện sẽ xảy ra và sẽ không xảy ra như vy hay là như vy, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi li đi vào làng lúc sái thời rồi ngồi ở đám đông nói chuyện nhảm nhí liên quan đến nhiều vấn đ như là: chuyn đc vua, ―(như trên)― chuyện sẽ xảy ra và sẽ không xảy ra như vy hay là như vầy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đc tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu nào đi vào làng lúc sái thời thì phạm tội pācittiya.”

Và điều học này đã đưc đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu như thế.

Vào lúc bấy giờ, nhiều vị tỳ khưu trong lúc đi đến thành Sāvatthī thuộc xứ Kosala đã đi đến gần ngôi làng nọ vào lúc chiều tối. Dân chúng sau khi nhìn thấy các vị tỳ khưu y đã nói điu này: - “Thưa các ngài, xin hãy vào.” Khi ấy, các vị tỳ khưu ấy (nghĩ rằng): “Đức Thế Tôn đã cấm đi vào làng lúc sái thời” rồi trong lúc ngần ngại đã không đi vào. Bn đạo tặc đã cướp bóc các vị tỳ khưu y. Sau đó, các vị tỳ khưu y đã đi đến thành Sāvatthī và đã kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu. Các t khưu đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã nói Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng: - “Này các tỳ khưu, ta cho phép đi vào làng lúc sái thời khi đã thông báo. Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu nào đi vào làng lúc sái thời không thông báo thì phạm tội pācittiya.”

Và điều học này đã đưc đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu như thế.

Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu n trong lúc đi đến thành Sāvatthī thuộc xứ Kosala đã đi đến gần ngôi làng nọ vào lúc chiều tối. Dân chúng sau khi nhìn thấy vị tỳ khưu y đã nói điu này: - “Thưa ngài, xin hãy vào.” Khi ấy, vị tỳ khưu ấy (nghĩ rằng): “Đức Thế Tôn đã cấm đi vào làng lúc sái thời không thông báo” rồi trong lúc ngần ngại đã không đi vào. Bn đạo tặc đã cướp bóc vị tỳ khưu y. Sau đó, vị tỳ khưu y đã đi đến thành Sāvatthī và đã kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu. Các t khưu đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã nói Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng: - “Này các tỳ khưu, ta cho phép đi vào làng lúc sái thi khi đã thông báo vị tỳ khưu hiện diện. Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu nào đi vào làng lúc sái thời không thông báo vị tỳ khưu hiện diện thì phạm tội pācittiya.”

Và điều học này đã đưc đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu như thế.

Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ bị rắn cắn. Vị tỳ khưu khác (nghĩ rằng): “Ta sẽ mang lại lửa” rồi đi đến làng. Khi ấy, vị tỳ khưu ấy (nghĩ rằng): “Đức Thế Tôn đã cấm đi vào làng không thông báo vị tỳ khưu hiện diện” rồi trong lúc ngần ngại đã không đi vào. Vị ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã nói Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng: - “Này các tỳ khưu, trong trường hợp có việc cần làm khẩn cấp như thế ta cho phép đi vào làng lúc sái thời không thông báo vị tỳ khưu hiện diện. Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu nào đi vào làng lúc sái thời không thông báo vị tỳ khưu hiện diện thì phạm tội pācittiya ngoại trừ trường hợp có việc cần làm khẩn cấp như thế.”

Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)

Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ đưc đề cập trong ý nghĩa này.

Vị tỳ khưu hiện diện nghĩa là có thể thông báo đ đi vào (làng).

Vị tỳ khưu không hiện diện nghĩa là không thể thông báo đ đi vào (làng).

Lúc sái thời nghĩa là từ lúc đã quá nửa ngày cho đến rạng đông (ngày hôm sau).

Đi vào làng: vị vượt qua hàng rào của ngôi làng được rào lại thì phạm tội pācittiya. V đi vào vùng phụ cận của ngôi làng không được rào lại thì phạm tội pācittiya.

Ngoại trừ trường hợp có việc cần làm khẩn cấp như thế: trừ ra trường hợp có việc cần làm khẩn cấp như thế.

Vào lúc sái thời, nhận biết là vào lúc sái thời, vị đi vào làng không thông báo vị tỳ khưu hiện diện thì phạm tội pācittiya ngoại trừ trường hợp có việc cần làm khẩn cấp như thế. Vào lúc sái thời, có sự hoài nghi, vị đi vào làng không thông báo vị tỳ khưu hiện diện thì phạm tộipācittiya ngoại trừ trường hợp có việc cần làm khẩn cấp như thế. Vào lúc sái thời, (lầm) tưởng là vào lúc hợp thời, vị đi vào làng không thông báo vị tỳ khưu hiện diện thì phạm tộipācittiya ngoại trừ trường hợp có việc cần làm khẩn cấp như thế.

Vào lúc hợp thời, (lầm) tưởng là lúc sái thời, phạm tội dukkaṭa. Vào lúc hợp thời, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Vào lúc hợp thời, nhận biết là lúc hợp thời thì vô tội.

Trong trường hợp có việc cần làm khẩn cấp như thế, sau khi thông báo vị tỳ khưu hiện diện rồi đi vào (làng), không có vị tỳ khưu hiện diện rồi đi vào (làng) không có thông báo, v đi bên trong tu viện, vị đi đến chỗ ngụ của tỳ khưu ni, v đi đến chỗ ngủ của các tu sĩ ngoại đạo, vị đi trở về, con đưng đi ngang qua ngôi làng, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học về việc vào làng lúc sái thời là thứ ba.

--ooOoo--



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada