Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ tắm ở dòng sông Aciravatī. Có người Bà-la-môn nọ sau khi bỏ xuống trên bờ túi xách có năm trăm (đồng tiền) rồi cũng đã tắm ở dòng sông Aciravatī, sau đó đã quên lửng rồi ra đi. Khi ấy, vị tỳ khưu ấy (nghĩ rằng): “Túi xách này là của người Bà-la-môn ấy, chớ để bị mất cắp ở chỗ này” rồi đã giữ lấy. Sau đó, người Bà-la-môn ấy sau khi nhớ ra đã vội vã chạy trở lại và đã nói với vị tỳ khưu y điều này: - “Này ông, vậy ông có nhìn thấy túi xách của tôi không?” - “Này Bà-la-môn, đây này,” ri đã trao cho. Khi ấy, người Bà-la-môn ấy đã khởi ý điều này: “Bằng phương kế gì để ta khỏi phải biếu vị tỳ khưu này một bình bát đy?” (nên đã nói rằng): - “Này ông, của tôi không phải là năm trăm, của tôi là một ngàn,” sau khi giữ (vị tỳ khưu) lại rồi đã thả ra.

Sau đó, vị tỳ khưu y đã đi đến tu viện và kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu. Các t khưu ít ham mun, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Vì sao vị tỳ khưu lại nhặt lấy vật quý giá?” ―(như trên)― “Này tỳ khưu, nghe nói ngươi nhặt lấy vật quý giá, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này kẻ rồ dại, vì sao ngươi lại nhặt lấy vật quý giá vậy? Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đc tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu nào nhặt lấy hoặc bảo nhặt lấy vật quý giá hoặc vật được xem là quý giá thì phạm tội pācittiya.”

Và điều học này đã đưc đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu như thế.

Vào lúc bấy giờ, ở thành Sāvatthī có lễ hội. Dân chúng chưng din trang đim đi đến công viên. Bà Visākhā mẹ của Migāra cũng chưng din trang điểm (nghĩ rằng): “Ta sẽ đi đến công viên.” Sau khi đi ra khỏi làng (nghĩ rằng): “Ta sẽ làm gì sau khi đi đến công viên? Hay là ta nên thăm viếng đức Thế Tôn?” rồi đã tháo ra đồ trang sức, dùng thượng y buộc lại thành gói rồi trao cho người tớ gái (nói rằng): - “Này em, hãy cầm lấy gói đ này.” Sau đó, bà Visākhā mẹ của Migāra đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Đức Thế Tôn đã chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi cho bà Visākhā mẹ của Migāra đang ngồi một bên bằng bài Pháp thoại. Sau đó, khi đã đưc đức Thế Tôn chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi bằng bài Pháp thoại, bà Visākhā mẹ của Migāra đã từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ đức Thế Tôn, hướng vai phải nhiễu quanh, rồi ra đi. Khi ấy, cô tớ gái ấy đã quên lửng gói đồ ấy và ra đi. Các t khưu đã nhìn thấy rồi đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. - “Này các tỳ khưu, như thế thì các ngươi hãy nhặt lấy và để riêng ra.”

Sau đó, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã nói Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng: - “Này các tỳ khưu, ta cho phép nhặt lấy hoặc bảo nhặt lấy vật quý giá hoặc vật được xem là quý giá ở trong khuôn viên tu viện hoặc ở trong khuôn viên chỗ ngụ rồi để riêng ra (nghĩ rằng): ‘Là của ai, người ấy sẽ đem đi.’ Và này các t khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu nào nhặt lấy hoặc bảo nhặt lấy vật quý giá hoặc vật được xem là quý giá thì phạm tội pācittiya ngoại trừ ở trong khuôn viên tu viện hoặc ở trong khuôn viên chỗ ngụ.”

Và điều học này đã đưc đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu như thế.

Vào lúc bấy giờ, trong xứ Kāsī có ngôi làng là nơi thương mãi của gia chủ Anāthapiṇḍika. Và vị gia chủ ấy đã dặn dò viên quản lý rằng: “Nếu các ngài đi đc đi đến, ngươi có thể dọn bữa ăn.” Vào lúc bấy giờ, có nhiều vị tỳ khưu trong khi đi du hành ở xứ Kāsī đã đi đến ngôi làng là nơi thương mãi của gia chủ Anāthapiṇḍika. Ngưi đàn ông y đã nhìn thấy các vị tỳ khưu ấy từ đàng xa đang đi lại, sau khi nhìn thấy đã đi đến gặp các vị tỳ khưu y, sau khi đến đã đảnh lễ các vị tỳ khưu y và đã nói điu này: - “Thưa các ngài, xin các ngài đi đức hãy nhận lời bữa ăn của gia chủ vào ngày mai.” Các vị tỳ khưu y đã nhận lời bằng thái độ im lặng. Sau đó, khi tri qua đêm y ngưi đàn ông y đã cho chuẩn bị sẵn sàng thức ăn thượng hạng loại cứng loại mềm rồi cho người thông báo thời giờ. Vị ấy sau khi tháo ra chiếc nhẫn đeo ngón tay rồi đã dâng bữa ăn đến các vị tỳ khưu ấy (nói rằng): - “Các ngài đi đức sau khi thọ thực xin cứ việc ra đi. Tôi cũng s đi làm công việc.” Rồi đã quên lửng chiếc nhẫn đeo ngón tay và ra đi. Các vị tỳ khưu sau khi nhìn thấy (nghĩ rằng): “Nếu chúng ta đi, chiếc nhẫn đeo ngón tay này sẽ bị mất trộm” nên đã ngồi lại ngay tại chỗ ấy. Sau đó, ngưi đàn ông ấy khi xong công việc quay trở lại đã nhìn thấy các vị tỳ khưu y nên đã nói điu này: - “Thưa các ngài, ti sao các ngài đi đức ngồi lại ngay tại chỗ này?” Khi ấy, các vị tỳ khưu y đã kể lại sự việc ấy cho ngưi đàn ông ấy, rồi sau khi đi đến thành Sāvatthī đã kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu. Các t khưu đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã nói Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng: - “Này các tỳ khưu, ta cho phép nhặt lấy hoặc bảo nhặt lấy vật quý giá hoặc vật được xem là quý giá ở trong khuôn viên tu viện hoặc ở trong khuôn viên chỗ ngụ rồi để riêng ra (nghĩ rằng): ‘Là của ai, người ấy sẽ đem đi.’ Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu nào nhặt lấy hoặc bảo nhặt lấy vật quý giá hoặc vật được xem là quý giá thì phạm tội pācittiya ngoại trừ trong khuôn viên tu viện hoặc trong khuôn viên chỗ ngụ. Vị tỳ khưu sau khi nhặt lấy hoặc bảo nhặt lấy vật quý giá hoặc vật được xem là quý giá ở trong khuôn viên tu viện hoặc ở trong khuôn viên chỗ ngụ nên để riêng ra (nghĩ rằng): ‘Là của ai, người ấy sẽ đem đi.’ Đây là điu đúng đn trong trường hợp ấy.”

Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)

Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ đưc đề cập trong ý nghĩa này.

Vật quý giá nghĩa là ngọc trai, ngọc ma-ni, ngọc pha lê, ngọc xa-cừ, đá quý, ngọc san hô, vàng, bạc, hồng ngọc, ngọc mắt mèo.

Vật được xem là quý giá nghĩa là vật gì đưc dân chúng ưa chuộng và bảo quản, vật này gọi là vật được xem là quý giá.

Ngoại trừ trong khuôn viên tu viện hoặc trong khuôn viên chỗ ngụ: trừ ra khuôn viên tu viện (và) khuôn viên chỗ ngụ.

Khuôn viên tu viện nghĩa là bên trong tu viện đối với tu viện đã được rào lại, là vùng phụ cận đối với tu viện không được rào lại.

Khuôn viên chỗ ngụ nghĩa là bên trong chỗ ngụ đối với chỗ ngụ đã được rào lại, là vùng phụ cận đối với chỗ ngụ không được rào lại.

Nhặt lấy: tự mình nhặt lấy thì phạm tội pācittiya.

Bảo nhặt lấy: bảo người khác nhặt lấy thì phạm tội pācittiya.

Vị tỳ khưu sau khi nhặt lấy hoặc bảo nhặt lấy vật quý giá hoặc vật được xem là quý giá ở trong khuôn viên tu viện hoặc ở trong khuôn viên chỗ ngụ nên để riêng ra: Sau khi ghi nhận hình dáng hoặc đc điểm rồi để riêng ra và nên thông báo rằng: “Ai có vật bị mất, người ấy hãy đi đến.” Nếu có ngưi đi đến nơi ấy, thì nên nói với người ấy rằng: “Này đạo hữu, đồ vật của đạo hữu như thế nào?” Nếu mô tả đúng hình dáng hoặc đc điểm thì nên trao cho. Nếu không mô tả đúng thì nên nói rằng: “Này đạo hữu, hãy tìm kiếm.” Vị sắp sửa rời khỏi trú xứ ấy, nên trao lại tận tay của những vị tỳ khưu thích hợp ở tại nơi ấy rồi ra đi. Nếu không có những vị tỳ khưu thích hợp, nên trao lại tận tay của những vị gia chủ thích hợp ở tại nơi ấy rồi ra đi.

Đây là điu đúng đn trong trường hợp ấy: đây là sự hợp lý trong trường hợp ấy.

Vị sau khi nhặt lấy hoặc bảo nhặt lấy vật quý giá hoặc vật được xem là quý giá ở trong khuôn viên tu viện hoặc ở trong khuôn viên chỗ ngụ rồi để riêng ra (nghĩ rằng): ‘Là của ai, người ấy sẽ đem đi,’ vị lấy vật được xem là quý giá theo lối thân thiết, vị lấy trong một thời hạn, vị nghĩ là vật quăng bỏ, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học về vật quý giá là thứ nhì.

--ooOoo--



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada