Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, sa di tên Kaṇṭaka có tà kiến ác sanh khởi như vy: “Theo như ta hiểu về Pháp đã đưc đức Thế Tôn thuyết giảng thì những pháp chướng ngại đưc đức Thế Tôn giảng giải không có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành.” Nhiều vị tỳ khưu đã nghe được rằng: - “Nghe nói sa di tên Kaṇṭaka đã có tà kiến ác sanh khởi như vy: ‘Theo như ta hiểu về Pháp đã đưc đức Thế Tôn thuyết giảng thì những pháp chướng ngại đưc đức Thế Tôn giảng giải không có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành.’” Sau đó, các t khưu y đã đi đến gặp sa di tên Kaṇṭaka, sau khi đến đã nói với sa di tên Kaṇṭaka điều này: - “Này sa di Kaṇṭaka, nghe nói ngươi đã có tà kiến ác sanh khởi như vy: ‘Theo như ta hiểu về Pháp đã đưc đức Thế Tôn thuyết giảng thì những pháp chướng ngại đưc đức Thế Tôn giảng giải không có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành,’ có đúng không vy?” - “Thưa các ngài, đúng như vy. Theo như tôi hiểu về Pháp đã đưc đức Thế Tôn thuyết giảng thì những pháp chướng ngại đưc đức Thế Tôn giảng giải không có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành.”

- “Này sa di Kaṇṭaka, chớ có nói như thế. Chớ có vu khống đức Thế Tôn bởi vì việc vu khống đức Thế Tôn là không tốt. Bởi vì đức Thế Tôn không có nói như thế. Này sa di Kaṇṭaka, đức Thế Tôn đã giảng giải bằng nhiều phương thức rằng các pháp chướng ngại có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành. Đức Thế Tôn đã giảng giải rằng dục tình chỉ có chút ít khoái lạc, nhiều khổ đau, nhiều ưu phiền, ở đó điều bất lợi còn nhiều hơn. Dục tình đã đưc đức Thế Tôn giảng giải như là b xương, nhiều khổ đau, nhiu ưu phiền, ở đó điều bất lợi còn nhiều hơn. ―(như trên)― ―(như trên)― Dục tình đã đưc đức Thế Tôn giảng giải như là đầu rắn độc, nhiều khổ đau, nhiu ưu phiền, ở đó điều bất lợi còn nhiều hơn.” Khi được các vị tỳ khưu y nói như thế, sa di Kaṇṭaka do có sự ngoan cố, chấp giữ, và bảo thủ tà kiến ác ấy nên vẫn phát biểu giống như thế: - “Thưa các ngài, đúng như vy. Theo như tôi hiểu về Pháp đã đưc đức Thế Tôn thuyết giảng thì những pháp chướng ngại đưc đức Thế Tôn giảng giải không có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành.”

Và như thế, các vị tỳ khưu y đã không thể giúp cho sa di Kaṇṭaka thoát khỏi tà kiến ác ấy. Sau đó, các vị tỳ khưu y đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi đó, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỳ khưu li và đã hỏi sa di Kaṇṭaka rằng: - “Này Kaṇṭaka, nghe nói tà kiến ác đã sanh khởi ở ngươi như vy: ‘Theo như ta hiểu về Pháp đã đưc đức Thế Tôn thuyết giảng thì những pháp chướng ngại đưc đức Thế Tôn giảng giải không có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành,’ có đúng không vậy?” - “Bạch ngài, đúng như vy. Theo như con hiểu về Pháp đã đưc đức Thế Tôn thuyết giảng thì những pháp chướng ngại đưc đức Thế Tôn giảng giải không có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành.”

- “Này kẻ rồ dại, vì sao ngươi lại hiểu Pháp được ta thuyết giảng là như thế? Này kẻ rồ dại, không phải ta đã giảng giải bằng nhiều phương thức rằng các pháp chướng ngại có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành? Dục tình đã được ta giảng giải là chỉ có chút ít khoái lạc, nhiều khổ đau, nhiu ưu phiền, ở đó điều bất lợi còn nhiều hơn. Dục tình đã được ta giảng giải như là b xương, nhiều khổ đau, nhiu ưu phiền, ở đó điều bất lợi còn nhiều hơn. ―(như trên)― Dục tình đã được ta giảng giải như là đầu rắn độc, nhiều khổ đau, nhiu ưu phiền, ở đó điều bất lợi còn nhiều hơn. Và này kẻ rồ dại, hơn na ngươi không những vu khống ta do sự hiểu biết sai lạc của bản thân mà ngươi còn làm tổn hại chính bản thân và tích lũy nhiều điu vô phước nữa. Này kẻ rồ dại, bởi vì điều ấy sẽ đem li cho ngươi sự thất bại và khổ đau lâu dài. Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đc tin, ―(như trên)― Sau khi khin trách, ngài đã nói Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng: - “Này các tỳ khưu, như thế thì hội chúng hãy trục xuất sa di Kaṇṭaka. Và này các tỳ khưu, nên trục xuất như vầy: ‘Này sa di Kaṇṭaka, kể từ hôm nay không được tuyên bố đức Thế Tôn ấy là bậc Đo Sư ca ngươi nữa. Ngay cả việc các sa di khác đưc hưởng là việc nằm chung chỗ ngụ với các tỳ khưu hai ba đêm, việc ấy không có cho ngươi nữa. Hãy đi chỗ khác, hãy biến mất đi.’” Sau đó, hi chúng đã trục xuất sa di Kaṇṭaka.

 Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lc Sư trong khi biết sa di Kaṇṭaka là kẻ đã bị trục xuất như thế mà vẫn dụ dỗ, vẫn bảo phục vụ, vẫn hưởng thụ chung, vẫn nằm chung chỗ ngụ. Các tỳ khưu ít ham mun, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Vì sao các tỳ khưu nhóm Lc Sư trong khi biết sa di Kaṇṭaka là kẻ đã bị trục xuất như thế mà vẫn dụ dỗ, vẫn bảo phục vụ, vẫn hưởng thụ chung, vẫn nằm chung chỗ ngụ?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi trong khi biết sa di Kaṇṭaka là kẻ đã bị trục xuất như thế mà vẫn dụ dỗ, vẫn bảo phục vụ, vẫn hưởng thụ chung, vẫn nằm chung chỗ ngụ, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi trong khi biết sa di Kaṇṭaka là kẻ đã bị trục xuất như thế mà vẫn dụ dỗ, vẫn bảo phục vụ, vẫn hưởng thụ chung, vẫn nằm chung chỗ ngụ vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

“Nếu có vị sa di nói như vy: ‘Theo như ta hiểu về Pháp đã đưc đức Thế Tôn thuyết giảng thì những pháp chướng ngại đưc đức Thế Tôn giảng giải không có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành.’ Vị sa di ấy nên được nói bởi các tỳ khưu như sau: ‘Này ông sa di, ngươi ch có nói như thế. Chớ có vu khống đức Thế Tôn bởi vì việc vu khống đức Thế Tôn là không tốt. Bởi vì đức Thế Tôn không có nói như thế. Này ông sa di, đức Thế Tôn đã giảng giải bằng nhiều phương thức rằng các pháp chướng ngại có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành.’ Và khi được các tỳ khưu nói như vậy mà vị sa di ấy vẫn chấp giữ y như thế, vị sa di ấy nên được nói bởi các tỳ khưu như sau: ‘Này ông sa di, kể từ hôm nay không được tuyên bố đức Thế Tôn ấy là bậc Đo sư ca ngươi nữa. Ngay cả việc các sa di khác đưc hưởng là việc nằm chung chỗ ngụ với các tỳ khưu hai ba đêm, việc ấy không có cho ngươi nữa. Hãy đi chỗ khác, hãy biến mất đi.’ Vị tỳ khưu nào trong khi biết vị sa di là kẻ đã bị trục xuất như thế mà vẫn dụ dỗ, hoặc vẫn bảo phục vụ, hoặc vẫn hưởng thụ chung, hoặc vẫn nằm chung chỗ ngụ thì phạm tội pācittiya.”

Vị sa di nghĩa là vị sāmaera đưc nói đến.

Nói như vầy: ‘Theo như ta hiểu về Pháp đã đưc đức Thế Tôn thuyết giảng thì những pháp chướng ngại đưc đức Thế Tôn giảng giải không có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành.’

Vị sa di ấy: là vị sa di nói như thế.

Bởi các tỳ khưu: bởi các tỳ khưu khác. Các vị nào thấy, các vị nào nghe, các vị ấy nên nói rằng: ‘Này ông sa di, ngươi ch có nói như thế. Chớ có vu khống đức Thế Tôn bởi vì việc vu khống đức Thế Tôn là không tốt. Bởi vì đức Thế Tôn không có nói như thế. Này ông sa di, đức Thế Tôn đã giảng giải bằng nhiều phương thức rằng các pháp chướng ngại có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành.’ Nên đưc nói đến lần thứ nhì. Nên đưc nói đến lần thứ ba. Nếu (vị sa di ấy) dứt bỏ, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ thì vị sa di ấy nên được nói bởi các tỳ khưu như sau: ‘Này ông sa di, kể từ hôm nay không được tuyên bố đức Thế Tôn ấy là bậc Đo sư ca ngươi nữa, và việc các sa di khác đưc hưởng là việc nằm chung chỗ ngụ với các tỳ khưu hai ba đêm, ngay cả việc ấy không có cho ngươi nữa. Hãy đi chỗ khác, hãy biến mất đi.’

Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)

Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ đưc đề cập trong ý nghĩa này.

Biết nghĩa là tự mình biết, hoặc những người khác thông báo cho vị ấy, hoặc là vị kia thông báo.

Đã bị trục xuất như thế: đã bị trục xuất như vậy.

Vị sa di nghĩa là vị sāmaera đưc nói đến.

Hoặc vẫn dụ dỗ: Vị dụ dỗ (nói rằng): ‘Ta sẽ cho ngươi bình bát hoặc y hoặc sự đọc tụng hoặc sự hỏi han’ thì phạm tội pācittiya.

Hoặc vẫn bảo phục vụ: Vị chấp nhận bột tắm hoặc đất sét hoặc gỗ chà răng hoc nước rửa mặt của vị (sa di) ấy thì phạm tội pācittiya.

Hoặc vẫn hưởng thụ chung: sự hưởng thụ chung nghĩa là có hai sự hưởng thụ chung: Sự hưởng thụ chung về vật chất và sự hưởng thụ chung về Pháp. Sự hưởng thụ chung về vật chất nghĩa là vị cho hoặc thọ nhận vật chất thì phạm tội pācittiya. Sự hưởng thụ chung về Pháp nghĩa là vị đọc tụng hoặc bảo đọc tụng. Vị đọc tụng hoặc bảo đọc tụng theo câu thì phạm tội pācittiya theo mỗi một câu. Vị đọc tụng hoặc bảo đọc tụng theo từ thì phạm tộipācittiya theo mỗi một từ.

Hoặc vẫn nằm chung chỗ ngụ: ở chỗ chung mái che, khi vị sa di bị trục xuất đang nằm vị tỳ khưu nằm xuống thì phạm tội pācittiya. Khi vị tỳ khưu đang nằm, vị sa di bị trục xuất nằm xuống thì phạm tội pācittiya. Hoặc cả hai nằm xuống thì phạm tội pācittiya. Sau khi đứng dậy, (cả hai) lại nằm xuống thì phạm tội pācittiya.

Vị bị trục xuất, nhận biết là bị trục xuất, vị dụ dỗ hoặc bảo phục vụ hoặc hưởng thụ chung hoặc nằm chung chỗ ngụ thì phạm tội pācittiya. Vị bị trục xuất, có sự hoài nghi, vị dụ dỗ hoặc bảo phục vụ hoặc hưởng thụ chung hoặc nằm chung chỗ ngụ thì phạm tội dukkaṭa. Vị bị trục xuất, (lầm) tưởng là không bị trục xuất, vị dụ dỗ hoặc bảo phục vụ hoặc hưởng thụ chung hoặc nằm chung chỗ ngụ thì vô tội.

Vị không bị trục xuất, (lầm) tưởng là bị trục xuất, phạm tội dukkaṭa. Vị không bị trục xuất, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Vị không bị trục xuất, nhận biết là không bị trục xuất thì vô tội.

Vị biết rằng: ‘Vị (sa di) không bị trục xuất,’ vị biết rằng: ‘Vị (sa di) đã dứt bỏ tà kiến ấy,’ vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học về vị Kaṇṭaka là thứ mười.

Phẩm Có Sinh Vật là thứ mười.

--ooOoo--

Tóm lược phẩm này

Cố ý giết hại, có sinh vật, đưc khơi lại, sự che giấu tội xấu xa, chưa đ hai mươi tui, và đám người, sự hẹn trước, vị Ariṭṭha,vị bị án treo, và sa di Kaṇṭaka nữa; đây là mưi điều học.”

--ooOoo--

[1] Tapodā (nghĩa là nước nóng) vừa là tên của một cái hồ vừa là tên của một dòng sông. Nước ở hồ thì mát nhưng khi ra đến dòng sông thì nóng (Pārājikapāḷi - Phân Tích Giới Tỳ Khưu I, TTPV tp 01, điu Pārājika thứ 4, trang 253).

[2] Tương đương 5 miles, hoặc 8 km (theo The Buddhist Monastic Code).

[3] Xem chi tiết ở Mahāvagga 2 - Đại Phẩm 2, TTPV tập 04, chương V, trang 512-515.

[4] Nghĩa là vị kia chưa nói với vị chủ nhân của y rằng: “Ngài hãy sử dụng hoặc ngài hãy phân phát hoặc ngài hãy tiến hành như là có duyên cớ” (VinA. iv, 864).

[5] Vì là trường hợp đu tiên nên nhóm mười bảy thiếu niên ấy vẫn là tỳ khưu du chưa đ hai mươi tuổi. Các vị này thường khóc lóc khi bị các tỳ khưu nhóm Lc Sư hiếp đáp hoặc vẫn còn những hành động của trẻ nít như đi xem lễ hội (điu pācittiya 37), chơi giỡn ở trong nưc (điu pācittiya 53), đ đ đạc bừa bãi (điu pācittiya 60), v.v... (ND).



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada