Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lc Sư trong khi biết tỳ khưu Ariṭṭha là vị phát ngôn như thế, là vị không thực hành thuận pháp và không dứt bỏ tà kiến ấy mà vẫn hưởng thụ chung, vẫn cộng trú, vẫn nằm chung chỗ ngụ. Các tỳ khưu ít ham mun, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Vì sao các tỳ khưu nhóm Lc Sư trong khi biết tỳ khưu Ariṭṭha là vị phát ngôn như thế, là vị không thực hành thuận pháp và không dứt bỏ tà kiến ấy mà vẫn hưởng thụ chung, vẫn cộng trú, vẫn nằm chung chỗ ngụ?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi trong khi biết tỳ khưu Ariṭṭha là vị phát ngôn như thế, là vị không thực hành thuận pháp và không dứt bỏ tà kiến ấy mà vẫn hưởng thụ chung, vẫn cộng trú, vẫn nằm chung chỗ ngụ, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi trong khi biết tỳ khưu Ariṭṭha là vị phát ngôn như thế, là vị không thực hành thuận pháp và không dứt bỏ tà kiến ấy mà vẫn hưởng thụ chung, vẫn cộng trú, vẫn nằm chung chỗ ngụ vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đc tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu nào trong khi biết vị tỳ khưu là v phát ngôn như thế, là vị không thực hành thuận pháp, và không dứt bỏ tà kiến ấy mà vẫn hưởng thụ chung, hoặc vẫn cộng trú, hoặc vẫn nằm chung chỗ ngụ thì phạm tội pācittiya.”

Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)

Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ đưc đề cập trong ý nghĩa này.

Biết nghĩa là tự mình biết, hoặc là những người khác thông báo cho vị ấy, hoặc là vị kia thông báo.

Vị phát ngôn như thế: là vị nói như vy: ‘Theo như ta hiểu về Pháp đã đưc đức Thế Tôn thuyết giảng thì những pháp chướng ngại đưc đức Thế Tôn giảng giải không có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành.’

Không thực hành thuận pháp nghĩa là bị phạt án treo, chưa được phục hồi.

Với vị không dứt bỏ tà kiến ấy: với vị không dứt bỏ tà kiến đó.

(Hoặc vẫn) hưởng thụ chung: sự hưởng thụ chung nghĩa là có hai sự hưởng thụ chung: Sự hưởng thụ chung về vật chất và sự hưởng thụ chung về Pháp. Sự hưởng thụ chung về vật chất nghĩa là vị cho hoặc thọ nhận vật chất thì phạm tội pācittiya. Sự hưởng thụ chung về Pháp nghĩa là vị đọc tụng hoặc bảo đọc tụng. Vị đọc tụng hoặc bảo đọc tụng theo câu thì phạm tội pācittiya theo mỗi một câu. Vị đọc tụng hoặc bảo đọc tụng theo từ thì phạm tộipācittiya theo mỗi một từ.

Hoặc (vẫn) cộng trú: Vị thực hiện lễ Uposatha hoặc lễ Pavāraā hoặc hành sự của hội chúng cùng với vị bị phạt án treo thì phạm tội pācittiya.

Hoặc (vẫn) nằm chung chỗ ngụ: Ở chỗ chung mái che, khi vị bị phạt án treo đang nằm vị tỳ khưu nằm xuống thì phạm tội pācittiya. Khi vị tỳ khưu đang nằm, vị bị phạt án treo nằm xuống thì phạm tội pācittiya. Hoặc cả hai nằm xuống thì phạm tội pācittiya. Sau khi đứng dậy, (cả hai) lại nằm xuống thì phạm tội pācittiya.

Vị bị phạt án treo, nhận biết là bị phạt án treo, vị hưởng thụ chung hoặc cộng trú hoặc nằm chung chỗ ngụ thì phạm tội pācittiya. Vị bị phạt án treo, có sự hoài nghi, vị hưởng thụ chung hoặc cộng trú hoặc nằm chung chỗ ngụ thì phạm tội dukkaṭa. Vị bị phạt án treo, (lầm) tưởng là không bị phạt án treo, vị hưởng thụ chung hoặc cộng trú hoặc nằm chung chỗ ngụ thì vô tội.

Vị không bị phạt án treo, (lầm) tưởng là bị phạt án treo, phạm tội dukkaṭa. Vị không bị phạt án treo, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Vị không bị phạt án treo, nhận biết là không bị phạt án treo thì vô tội.

Vị biết rằng: ‘Vị không bị phạt án treo,’ vị biết rằng: ‘Vị đã bị phạt án treo và đã được phục hồi,’ vị biết rằng: ‘Vị đã dứt bỏ tà kiến ấy,’ vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học về việc hưởng thụ chung với vị bị án treo là thứ chín.

--ooOoo--



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada