Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, có đoàn xe n có ý đnh đi về phía tây của thành Rājagaha. Có vị tỳ khưu nọ đã nói với những người ấy điều này: - “Tôi cũng sẽ cùng đi với quý vị.” - “Thưa ngài, chúng tôi s đi vòng tránh trạm thuế.” - “Này các đạo hữu, các người tự biết lấy.” Những viên chức đã nghe được rằng: “Nghe nói đoàn xe s đi vòng tránh trạm thuế” nên họ đã canh giữ các con đưng. Sau đó, những viên chức ấy đã bắt đưc đoàn xe y, đã tịch thu, rồi đã nói với vị tỳ khưu y điu này: - “Thưa ngài, vì sao trong khi ngài biết mà vẫn đi chung vi đám ngưi đạo tặc?” Sau khi giữ lại, họ đã thả ra. Sau đó, vị tỳ khưu y đã đi đến thành Sāvatthī và kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu. Các t khưu ít ham mun, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- “Vì sao vị tỳ khưu trong khi biết vẫn hẹn trước rồi đi chung đường xa với đám ngưi đạo tặc?” ―(như trên)― “Này tỳ khưu, nghe nói ngươi trong khi biết vẫn hẹn trước rồi đi chung đường xa với đám ngưi đạo tặc, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― “Này kẻ rồ dại, vì sao ngươi trong khi biết vẫn hẹn trước rồi đi chung đường xa với đám ngưi đạo tặc vậy? Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đc tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu nào trong khi biết vẫn hẹn trước rồi đi chung đường xa với đám ngưi đạo tặc ngay cả từ làng này sang làng khác thì phạm tội pācittiya.”

Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)

Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ đưc đề cập trong ý nghĩa này.

Biết nghĩa là tự mình biết, hoặc là những người khác thông báo cho vị ấy, hoặc là vị kia thông báo.

Đám ngưi đạo tặc nghĩa là bọn trộm cưp có các hành đng đã được thực hiện, hoặc có các hành đng chưa được thực hiện, hoặc là họ đi trộm của các vị vua, hoặc đi vòng tránh trạm thuế.

Với: cùng chung.

(Sau khi) hẹn trước: Vị hẹn trước rằng: “Này các đạo hữu, chúng ta hãy đi. Thưa ngài, chúng ta hãy đi. Thưa ngài, chúng ta hãy đi. Này các đạo hữu, chúng ta hãy đi. Hôm nay hoặc hôm qua hoặc ngày mai chúng ta hãy đi” thì phạm tội dukkaṭa.

Ngay cả từ làng này sang làng khác: Ở ngôi làng trong khoảng cách đi được của con gà trống thì phạm tội pācittiya theo mỗi một khoảng giữa của các ngôi làng. Không phải trong làng, ở trong rừng, thì phạm tội pācittiya theo từng khoảng cách nửa do-tuần.

Đám ngưi đạo tặc, nhận biết là đám ngưi đạo tặc, vị hẹn trước rồi đi chung đường xa ngay cả từ làng này sang làng khác thì phạm tội pācittiya. Đám ngưi đạo tặc, có sự hoài nghi, vị hẹn trước rồi đi chung đường xa ngay cả từ làng này sang làng khác thì phạm tội dukkaṭa. Đám ngưi đạo tặc, (lầm) tưởng không phải là đám ngưi đạo tặc, vị hẹn trước rồi đi chung đường xa ngay cả từ làng này sang làng khác thì vô tội.

Vị tỳ khưu hn trước còn đám người không hẹn trước thì phạm tội dukkaṭa. Không phải là đám ngưi đạo tặc, (lầm) tưng là đám ngưi đạo tặc, phạm tội dukkaṭa. Không phải là đám ngưi đạo tặc, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Không phải là đám ngưi đạo tặc, nhận biết không phải là đám ngưi đạo tặc thì vô tội.

Sau khi không hẹn trước rồi đi, đám người hẹn trước còn vị tỳ khưu không hn trước, vị đi ngoài giờ hẹn ước, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học về đám ngưi đạo tặc là thứ sáu.

--ooOoo--



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada