Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Rājagaha, Veuvana, nơi nuôi dưỡng các con sóc. Vào lúc bấy giờ, trong thành Rājagaha có nhóm mười bảy thiếu niên là bạn bè. Thiếu niên Upāli là thủ lãnh của chúng. Khi ấy, cha mẹ của Upāli đã khởi ý điều này: “Có phương cách gì để sau khi chúng ta từ trần, Upāli có thể sống thoải mái và không bị cực nhọc?” Rồi cha mẹ của Upāli đã khởi ý điều này: “Nếu Upāli có thể học chữ viết, như thế sau khi chúng ta từ trần Upāli có thể sống thoải mái và không bị cực nhọc.” Rồi cha mẹ của Upāli đã khởi ý điều này: “Nếu Upāli học chữ viết thì các ngón tay sẽ bị đau.” Rồi cha mẹ của Upāli đã khởi ý điều này: “Nếu Upāli có thể học tính toán, như thế sau khi chúng ta từ trần Upāli có thể sống thoải mái và không bị cực nhọc.” Rồi cha mẹ của Upāli đã khởi ý điều này: “Nếu Upāli học tính toán thì ngực sẽ bị đau. Nếu Upāli có thể học hội họa, như thế sau khi chúng ta từ trần Upāli có thể sống thoải mái và không bị cực nhọc.” Rồi cha mẹ của Upāli đã khởi ý điều này: “Nếu Upāli học hội họa thì các con mắt sẽ bị đau.

Còn những Sa-môn Thích tử này có giới luật thoải mái, có sở hành thoải mái, sau khi thọ thực thức ăn ngon rồi nằm ngủ trên những cái giường kín gió, nếu Upāli có thể xuất gia nơi các vị Sa-môn Thích tử, như thế sau khi chúng ta từ trần Upāli có thể sống thoải mái và không bị cực nhọc.”

Thiếu niên Upāli đã nghe được cuộc nói chuyện trao đổi này của cha mẹ. Sau đó, thiếu niên Upāli đã đi đến gặp những thiếu niên ấy, sau khi đến đã nói với những thiếu niên ấy điều này: - “Này các bạn, hãy đến, chúng ta sẽ xuất gia nơi các vị Sa-môn Thích tử.” - “Này bạn, nếu bạn sẽ xuất gia, như thế chúng tôi cũng sẽ xuất gia.”

Sau đó, những thiếu niên ấy đã đi đến gặp cha mẹ của từng người một và đã nói điều này: - “Hãy cho phép chúng con rời nhà xuất gia sống không nhà.” Khi ấy, cha mẹ của những thiếu niên ấy (nghĩ rằng): “Tất cả những đứa trẻ này có cùng ước muốn, có ý định tốt đẹp” rồi đã chấp thuận. Chúng đã đi đến gặp các tỳ khưu và cầu xin sự xuất gia. Các tỳ khưu đã cho chúng xuất gia và đã cho tu lên bậc trên. Các vị ấy, vào lúc hừng sáng của đêm, sau khi thức dậy khóc lóc rằng: - “Hãy cho cháo, hãy cho bữa ăn, hãy cho vật để nhai.” Các tỳ khưu đã nói như vy: - “Này các sư đệ, hãy chờ đến khi trời sáng. nếu có cháo thì các đệ sẽ húp cháo, nếu có bữa ăn thì các đệ sẽ ăn, nếu có vật để nhai thì các đệ sẽ nhai; còn nếu cháo, hoặc bữa ăn, hoặc vật để nhai không có, thì các đệ sẽ ăn sau khi đi khất thực.” Mặc dầu được các tỳ khưu nói như thế, các tỳ khưu (thiếu niên) ấy cũng vẫn khóc lóc rằng: - “Hãy cho cháo, hãy cho bữa ăn, hãy cho vật để nhai.” Rồi đã tiêu tiểu ở chỗ nằm ngồi. Đức Thế Tôn sau khi thức dậy vào lúc hừng sáng của đêm đã nghe được tiếng của các đứa trẻ, sau khi nghe đã bảo đi đc Ānanda rằng: - “Này Ānanda, tiếng của các đứa trẻ ấy là gì vậy?” Khi ấy, đi đc Ānanda đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

Sau đó, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỳ khưu lại rồi đã hỏi các tỳ khưu rằng: - “Này các tỳ khưu, nghe nói các t khưu trong khi biết ngưi chưa đ hai mươi tuổi vẫn cho tu lên bậc trên, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, vì sao những kẻ rồ dại ấy trong khi biết ngưi chưa đ hai mươi tuổi vẫn cho tu lên bậc trên vậy? Này các tỳ khưu, ngưi chưa đ hai mươi tuổi không có khả năng chu đng đối với sự lạnh, sự nóng, sự đói, sự khát, các sự xúc chạm bởi ruồi, muỗi, gió, nắng, và các loài bò sát, các lối nói lăng m công kích, có khuynh hướng không cam chịu các cảm thọ khổ, nhức nhối, khốc liệt, sắc bén, gay gắt, không chút thích thú, khó chịu, chết người thuộc về cơ th đã sanh khởi. Và này các tỳ khưu, ngưi đã đưc hai mươi tuổi có khả năng chu đng đối với sự lạnh, sự nóng, sự đói, sự khát, các sự xúc chạm bởi ruồi, muỗi, gió, nắng, và các loài bò sát, các lối nói lăng m công kích, có khuynh hướng cam chịu các cảm thọ khổ, nhức nhối, khốc liệt, sắc bén, gay gắt, không chút thích thú, khó chịu, chết người thuộc về cơ th đã sanh khởi. Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đc tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu nào trong khi biết ngưi chưa đ hai mươi tuổi vẫn cho tu lên bậc trên thì người ấy chưa được tu lên bậc trên và các vị tỳ khưu ấy bị chê trách; đây là ti pācittiya trong trường hợp ấy.”

Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)

Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ đưc đề cập trong ý nghĩa này.

Biết nghĩa là tự mình biết, hoặc là những người khác thông báo cho vị ấy, hoặc là vị kia thông báo.

Ngưi chưa đ hai mươi tuổi nghĩa là ngưi chưa đt đưc hai mươi tuổi.

(Nghĩ rằng): ‘Ta sẽ cho tu lên bậc trên’ rồi tìm kiếm nhóm (tỳ khưu), hoặc vị thầy (đọc tuyên ngôn), hoặc là bình bát, hoặc là y, hoặc là chỉ định ranh giới thì phạm tội dukkaṭa. Do lời đề nghị thì phạm tội dukkaṭa. Do hai lời tuyên ngôn của hành sự thì phạm các tội dukkaṭa. Khi chấm dứt tuyên ngôn của hành sự, thầy tế độ phạm tội pācittiya, nhóm (chứng minh) và vị thầy (đọc tuyên ngôn) phạm tội dukkaṭa.

Người chưa đ hai mươi tuổi, nhận biết là chưa đ hai mươi tuổi, vị cho tu lên bậc trên thì phạm tội pācittiya. Ngưi chưa đ hai mươi tuổi, có sự hoài nghi, vị cho tu lên bậc trên thì phạm tội pācittiya. Ngưi chưa đ hai mươi tuổi, (lầm) tưởng là tròn đ hai mươi tuổi, vị cho tu lên bậc trên thì vô tội.

Người tròn đ hai mươi tuổi, (lầm) tưng là chưa đ hai mươi tuổi, phạm tội dukkaṭa. Người tròn đ hai mươi tuổi, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Người tròn đ hai mươi tuổi, nhận biết là tròn đ hai mươi tuổi thì vô tội.

Vị cho tu lên bậc trên ngưi chưa đ hai mươi tuổi (lầm) tưởng là tròn đ hai mươi tuổi, vị cho tu lên bậc trên người tròn đ hai mươi tuổi khi nhận biết là tròn đ hai mươi tuổi, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”[5]

Điều học về ngưi kém hai mươi tuổi là thứ năm.

--ooOoo--



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada