Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, đi đức Upananda con trai dòng Sakya sau khi đích thân chú nguyn đ dùng chung y đến vị tỳ khưu là đệ tử của người anh lại sử dụng khi chưa có sự xả lời nguyện (của vị ấy). Sau đó, vị tỳ khưu y đã kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu: - “Này các đi đc, đi đức Upananda con trai dòng Sakya này sau khi đích thân chú nguyn đ dùng chung y đến tôi lại sử dụng khi chưa có sự xả lời nguyện.”

Các tỳ khưu ít ham mun, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Vì sao đi đức Upananda con trai dòng Sakya sau khi đích thân chú nguyn đ dùng chung y đến vị tỳ khưu lại sử dụng khi chưa có sự xả lời nguyện?” ―(như trên)― “Này Upananda, nghe nói ngươi sau khi đích thân chú nguyn để dùng chung y đến vị tỳ khưu lại sử dụng khi chưa có sự xả lời nguyện, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này kẻ rồ dại, vì sao ngươi sau khi đích thân chú nguyn đ dùng chung y đến vị tỳ khưu lại sử dụng khi chưa có sự xả lời nguyện vậy? Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đc tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

Vị tỳ khưu nào sau khi đích thân chú nguyn đ dùng chung y đến vị tỳ khưu hoc đến vị tỳ khưu ni hoc đến vị ni tu tập sự hoặc đến vị sa di hoặc đến vị sa di ni lại sử dụng khi chưa có sự xả lời nguyện thì phạm tội pācittiya.”

Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)

Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ đưc đề cập trong ý nghĩa này.

Đến vị tỳ khưu: là đến vị tỳ khưu khác.

Tỳ khưu ni nghĩa là người nữ đã được tu lên bậc trên ở cả hai hội chúng.

Cô ni tu tập sự nghĩa là người nữ thực hành sự học tập về sáu pháp trong hai năm.

Sa di nghĩa là người nam tu tập theo mưi điều học.

Sa di ni nghĩa là người nữ tu tập theo mưi điều học.

Đích thân: sau tự mình chú nguyện để dùng chung.

Y nghĩa là bất cứ loại y nào thuộc về sáu loại y (có kích thước) tối thiểu cần phải chú nguyện để dùng chung.

Sự chú nguyện để dùng chung nghĩa là có hai sự chú nguyện để dùng chung: sự chú nguyện để dùng chung có mặt và sự chú nguyện để dùng chung vắng mặt.

Sự chú nguyện để dùng chung có mặt nghĩa là (nói rằng): ‘Tôi chú nguyện đ dùng chung y này đến ngươi hoc đến vị tên (như vầy).’

Sự chú nguyện để dùng chung vắng mặt nghĩa là (nói rằng): ‘Tôi trao y này đến ngươi vì mục đích chú nguyn để dùng chung.’ Vị kia nên nói rằng: ‘Ai là bạn bè hoặc là người thân thiết của ngài?’ ‘Vị tên (như vy) và tên (như vầy).’ Vị kia nên nói rằng: ‘Tôi sẽ trao cho những người ấy. Ngài hãy sử dụng vật sở hữu của những người ấy hoặc ngài hãy phân phát hoặc ngài hãy tiến hành như là có duyên cớ.’

Chưa có sự xả lời nguyện nghĩa là chưa được cho lại[4] đến vị ấy hoặc là vị ấy sử dụng trong khi không có thân thiết với vị kia thì phạm tội pācittiya.

Chưa có sự xả lời nguyện, nhận biết là chưa có sự xả lời nguyện, vị sử dụng thì phạm tộipācittiya. Chưa có sự xả lời nguyện, có sự hoài nghi, vị sử dụng thì phạm tội pācittiya. Chưa có sự xả lời nguyện, (lầm) tưng là đã có sự xả lời nguyện, vị sử dụng thì phạm tội pācittiya.

Vị chú nguyện để dùng riêng hoặc vị phân phát (y ấy) thì phạm tội dukkaṭa. Có sự xả lời nguyện, (lầm) tưng là chưa có sự xả lời nguyện, phạm tội dukkaṭa. Có sự xả lời nguyện, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Có sự xả lời nguyện, nhận biết là đã có sự xả lời nguyện thì vô tội.

Hoặc là vị kia cho lại, hoặc là vị ấy (vị chủ nhân) sử dụng trong khi thân thiết với vị kia, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học về chú nguyện để dùng chung là thứ chín.

--ooOoo--



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada