Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, nhiều vị tỳ khưu và các du sĩ ngoại đo đang đi đường xa từ thành Sāketa đến thành Sāvatthī. Gia đường, bọn trộm cưp đã xuất hiện và cướp bóc các vị ấy. Quân lính của đức vua xuất phát từ thành Sāvatthī sau khi bt được bọn cướp ấy cùng với đ đc đã phái sứ giả đến gặp các tỳ khưu (nói rằng): - “Các đi đức hãy đi đến, các vị hãy nhận ra y của chính mình rồi hãy lấy.” Các vị tỳ khưu không nhận ra. Những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Tại sao các ngài đi đức lại không nhận biết y của chính bản thân?” Các tỳ khưu đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Sau đó, các vị tỳ khưu y đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy sau khi triệu tập hội chúng tỳ khưu li đã nói Pháp thoại thích đáng và phù hợp cho các tỳ khưu ri đã bảo các tỳ khưu rằng: - “Này các tỳ khưu, như thế thì ta sẽ quy đnh điều học cho các tỳ khưu vì mưi điều lợi ích: Nhằm đem lại sự tốt đẹp cho hội chúng, ―(như trên)― nhằm sự tồn tại của Chánh Pháp, và nhằm sự hỗ trợ Luật. Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

Vị tỳ khưu nhn được y mới nên áp dụng một cách hoại sắc nào đó trong ba cách hoại sắc là màu xanh, màu bùn, màu đen sẫm. Nếu vị tỳ khưu không áp dụng một cách hoại sắc nào đó trong ba cách hoại sắc mà sử dụng y mới thì phạm tội pācittiya.”

Mới nghĩa là đề cập đến việc làm thành đúng phép chưa được thực hiện.

Y nghĩa là bất cứ loại y nào thuộc về sáu loại y.

Nên áp dụng một cách hoại sắc nào đó trong ba cách hoại sắc: nên áp dụng dầu chỉ với (một chút ở) đầu cọng cỏ kusa.

Màu xanh nghĩa là có hai loại màu xanh: màu xanh của rỉ đồng và màu xanh lá cây.

Màu bùn nghĩa là nưc (bùn) đưc đề cập đến.

Màu đen sẫm nghĩa là bất cứ (phẩm màu) gì liên quan đến màu đen.

Nếu vị tỳ khưu không áp dụng một cách hoại sắc nào đó trong ba cách hoại sắc: sau khi không áp dụng một cách hoại sắc nào đó trong ba cách hoại sắc dầu chỉ với (một chút ở) đầu cọng cỏ kusa, vị sử dụng y mới thì phạm tội pācittiya.

Khi chưa áp dụng, nhận biết là chưa áp dụng, vị sử dụng thì phạm tội pācittiya. Khi chưa áp dụng, có sự hoài nghi, vị sử dụng thì phạm tội pācittiya. Khi chưa áp dụng, (lầm) tưng là đã áp dụng, vị sử dụng thì phạm tội pācittiya.

Khi đã áp dụng, (lầm) tưng là chưa áp dụng, phạm tội dukkaṭa. Khi đã áp dụng, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Khi đã áp dụng, nhận biết là đã áp dụng thì vô tội.

Sau khi áp dụng rồi sử dụng, việc làm thành đúng phép b hư hoại, chỗ đã thực hiện việc làm thành đúng phép bị sờn, (y) chưa đưc làm thành đúng phép được may chung với (y) đã đưc làm thành đúng phép, khi có miếng vá, khi có làm đường viền, khi có sự mạng lại, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học về việc làm hoại sắc là thứ tám.

--ooOoo--



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada