Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Rājagaha, Veuvana, nơi nuôi dưỡng các con sóc. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu thường tắm ở dòng sông Tapodā.[1] Khi y, đc vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha (nghĩ rằng): “Ta sẽ gội đầu” rồi đã đi đến sông Tapodā và đã chờ đợi ở một bên (nghĩ rằng): “Đến khi các ngài đi đức tắm xong.” Các tỳ khưu đã tắm đến khi trời tối hẳn.

Sau đó, đc vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha sau khi gội đu xong vào ban đêm thì cửa thành đã đóng nên đã ngụ lại bên ngoài thành. Vào lúc sáng sớm, đức vua với dầu thoa chưa được tẩm hương đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Đức Thế Tôn đã nói với đc vua Seniya Bimbisāra x Magadha đang ngồi một bên điu này: - “Tâu đi vương, vì sao ngài lại đến sớm với dầu thoa chưa được tẩm hương?” Khi y, đc vua Seniya Bimbisāra x Magadha đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

Khi ấy, đức Thế Tôn đã chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi cho đc vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha bằng bài Pháp thoại. Sau đó, khi đã đưc đức Thế Tôn chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi bằng bài Pháp thoại, đc vua Seniya Bimbisāra x Magadha đã từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ đức Thế Tôn, hướng vai phải nhiễu quanh, rồi ra đi.

Sau đó, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỳ khưu lại rồi đã hỏi các tỳ khưu rằng: - “Này các tỳ khưu, nghe nói các t khưu sau khi nhìn thấy ngay cả đức vua vẫn tắm không biết chừng mực?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, vì sao những kẻ rồ dại ấy sau khi nhìn thấy ngay cả đức vua vẫn tắm không biết chừng mực vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đc tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

Vị tỳ khưu nào tm khi chưa đủ nửa tháng thì phạm tội pācittiya.”

Và điều học này đã đưc đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu như thế.

Vào lúc bấy giờ, nhằm lúc trời nóng nực nhằm lúc trời oi bức, các tỳ khưu trong lúc ngần ngại không tắm rồi đi ngủ với thân thể đẫm mồ hôi. Y và chỗ nằm ngồi bị dơ bẩn. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, vào lúc trời nóng nực vào lúc trời oi bức ta cho phép tắm khi chưa đủ nửa tháng. Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

Vị tỳ khưu nào tm khi chưa đủ nửa tháng thì phạm tội pācittiya ngoại trừ có duyên cớ. Duyên cớ trong trường hợp ấy là: (Nghĩ rằng): ‘Một tháng rưỡi còn lại của mùa nóng’ và tháng đầu tiên của mùa mưa, như vy thành hai tháng rưỡi là lúc trời nóng nực là lúc trời oi bức; đây là duyên c trong trường hợp ấy.”

Và điều học này đã đưc đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu như thế.

Vào lúc bấy giờ, có các tỳ khưu bị bệnh. Các tỳ khưu thăm hỏi bệnh tình đã nói với các tỳ khưu bị bệnh điu này: - “Này các đi đức, sức khoẻ có khá không? Mọi việc có được thuận tiện không?” - “Này các đi đc, trưc đây chúng tôi tm khi chưa đủ nửa tháng, nhờ thế chúng tôi được thoải mái. Giờ đây, (nghĩ rng): ‘Đức Thế Tôn đã cấm đoán,’ trong lúc ngần ngại nên không tắm; vì thế chúng tôi không được thoải mái.” Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, ta cho phép vị tỳ khưu bị bệnh tắm khi chưa đủ nửa tháng. Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

Vị tỳ khưu nào tm khi chưa đủ nửa tháng thì phạm tội pācittiya ngoại trừ có duyên cớ. Duyên cớ trong trường hợp ấy là: (Biết rằng): ‘Một tháng rưỡi còn lại của mùa nóng’ và tháng đầu tiên của mùa mưa, như vy thành hai tháng rưỡi là lúc trời nóng nực là lúc trời oi bức, trường hợp bị bệnh; đây là duyên c trong trường hợp ấy.”

Và điều học này đã đưc đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu như thế.

Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu sau khi thực hiện công trình mới, trong lúc ngần ngại không tắm rồi đi ngủ với thân thể đẫm mồ hôi. Y và chỗ nằm ngồi bị dơ bẩn. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã nói Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng: - “Này các tỳ khưu, trong trường hợp có công việc ta cho phép tắm khi chưa đủ nửa tháng. Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

Vị tỳ khưu nào tm khi chưa đủ nửa tháng thì phạm tội pācittiya ngoại trừ có duyên cớ. Duyên cớ trong trường hợp ấy là: (Nghĩ rằng): ‘Một tháng rưỡi còn lại của mùa nóng’ và tháng đầu tiên của mùa mưa, như vy thành hai tháng rưỡi là lúc trời nóng nực là lúc trời oi bức, trường hợp bị bệnh, trường hợp có công việc; đây là duyên cớ trong trường hợp ấy.”

Và điều học này đã đưc đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu như thế.

Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu sau khi đi đường xa, trong lúc ngần ngại không tắm rồi đi ngủ với thân thể đẫm mồ hôi. Y và chỗ nằm ngồi bị dơ bẩn. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, trong trường hợp đi đường xa ta cho phép tắm khi chưa đủ nửa tháng. Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

Vị tỳ khưu nào tm khi chưa đủ nửa tháng thì phạm tội pācittiya ngoại trừ có duyên cớ. Duyên cớ trong trường hợp ấy là: (Nghĩ rằng): ‘Một tháng rưỡi còn lại của mùa nóng’ và tháng đầu tiên của mùa mưa, như vy thành hai tháng rưỡi là lúc trời nóng nực là lúc trời oi bức, trường hợp bị bệnh, trường hợp có công việc, trường hợp đi đưng xa; đây là duyên c trong trường hợp ấy.”

Và điều học này đã đưc đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu như thế.

Vào lúc bấy giờ, nhiều vị tỳ khưu trong khi thực hiện việc may y ở ngoài trời đã bị bao phủ bởi cơn gió có bụi, và trời thì mưa lâm râm. Các vị tỳ khưu trong lúc ngần ngại không tắm rồi đi ngủ với thân thể bị ẩm ướt. Y và chỗ nằm ngồi bị dơ bẩn. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, trong trường hợp mưa gió ta cho phép tm khi chưa đủ nửa tháng. Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

Vị tỳ khưu nào tm khi chưa đủ nửa tháng thì phạm tội pācittiya ngoại trừ có duyên cớ. Duyên cớ trong trường hợp ấy là: (Nghĩ rằng): ‘Một tháng rưỡi còn lại của mùa nóng’ và tháng đầu tiên của mùa mưa, như vy thành hai tháng rưỡi là lúc trời nóng nực là lúc trời oi bức, trường hợp bị bệnh, trường hợp có công việc, trường hợp đi đưng xa, trường hợp mưa gió; đây là duyên c trong trường hợp ấy.”

Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)

Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ đưc đề cập trong ý nghĩa này.

Chưa đủ nửa tháng: chưa tới nửa tháng.

Tắm: Vị tắm với bột tắm hoặc với đất sét, trong lúc tiến hành thì phạm tội dukkaṭa. Khi hoàn tất việc tắm thì phạm tội pācittiya.

Ngoại trừ có duyên cớ: trừ ra có duyên cớ.

Lúc trời nóng nực nghĩa là một tháng rưỡi còn lại của mùa nóng.

Lúc trời oi bức nghĩa là tháng đầu tiên của mùa mưa; (nghĩ rằng): ‘Như vy thành hai tháng rưỡi là lúc trời nóng nực là lúc trời oi bức’ rồi nên tắm.

Trường hợp bị bệnh nghĩa là vị không có thoải mái khi không tắm; (nghĩ rằng): ‘Trường hợp bị bệnh’ rồi nên tắm.

Trường hợp có công việc nghĩa là ngay cả việc căn phòng được quét bụi; (nghĩ rằng): ‘Trường hợp có công việc’ rồi nên tắm.

Trường hợp đi đường xa nghĩa là (nghĩ rằng) ‘Ta sẽ đi nửa do tuần’[2] rồi nên tắm. Vị sắp sửa đi thì nên tắm. Vị đã đi thì nên tắm.

Trường hợp mưa gió nghĩa là các vị tỳ khưu đã bị bao phủ bởi cơn gió có bụi, hoặc là hai hoặc ba giọt nưc mưa đã rơi trên thân thể; (nghĩ rằng): ‘Trường hợp mưa gió’ rồi nên tắm.

Chưa đủ nửa tháng, nhận biết là chưa đủ, vị tắm thì phạm tội pācittiya ngoại trừ có duyên cớ. Chưa đủ nửa tháng, có sự hoài nghi, vị tắm thì phạm tội pācittiya ngoại trừ có duyên cớ. Chưa đủ nửa tháng, (lầm) tưng là đã hơn, vị tắm thì phạm tội pācittiya ngoại trừ có duyên cớ.

Hơn nửa tháng, (lầm) tưng là chưa đủ, phạm tội dukkaṭa. Hơn nửa tháng, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Hơn nửa tháng, nhận biết là đã hơn thì vô tội.

Khi có duyên cớ, vị tắm khi được nửa tháng, vị tắm khi hơn nửa tháng, vị tắm khi đi sang bờ bên kia sông, ở tất cả các xứ sở vùng biên địa,[3] trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học về việc tắm là thứ bảy.

--ooOoo--



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada