Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, đức vua Pasenadi xứ Kosala cùng với quân đi đi đánh trận. Các tỳ khưu nhóm Lc Sư đã đi đ xem quân đi động binh.

Đức vua Pasenadi xứ Kosala đã nhìn thấy các tỳ khưu nhóm Lc Sư đang đi lại từ đàng xa, sau khi nhìn thấy đã cho người gọi đến rồi đã nói điu này: - “Thưa các ngài, vì sao các ngài lại đi đến nơi này?” - “Chúng tôi có ý muốn nhìn thấy đi vương.” - “Thưa các ngài, việc gì lại nhìn trẫm đang say sưa chiến trận? Sao không chiêm ngưng đức Thế Tôn?”

Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Tại sao các Sa-môn Thích tử lại đi đến đ xem quân đi động binh? Chúng tôi không có lợi nhuận, chúng tôi thu nhập khó khăn, chúng tôi vì lý do nuôi mạng, vì nguyên nhân vợ con mà phải đi vào quân đội.”

Các tỳ khưu đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các tỳ khưu ít ham mun, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Vì sao các tỳ khưu nhóm Lc Sư li đi đ xem quân đi đng binh?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi đi đ xem quân đi đng binh, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi li đi đ xem quân đi động binh vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đc tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

Vị tỳ khưu nào đi đ xem quân đi động binh thì phạm tội pācittiya.”

Và điều học này đã đưc đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu như thế.

Vào lúc bấy giờ, có người cậu của vị tỳ khưu nọ bị bệnh ở trong binh đi. Người ấy đã phái sứ giả đi đến gặp vị tỳ khưu ấy (nhắn rằng): “Bởi vì cậu bị bệnh ở trong binh đi. Đi đức hãy đi đến. Cậu mong sự đi đến của đi đức.” Khi ấy, vị tỳ khưu y đã khởi ý rằng: “Đức Thế Tôn đã quy đnh điều học cho các tỳ khưu rng: “Không đưc đi đ xem quân đi đng binh, và người cậu này của ta thì bị bệnh ở trong binh đội, vậy ta nên thực hành như thế nào?” Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã nói Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng: - “Này các tỳ khưu, ta cho phép đi đến binh đi khi có nhân duyên như thế. Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

Vị tỳ khưu nào đi đ xem quân đi động binh thì phạm tội pācittiya ngoại trừ có nhân duyên như thế.”

Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)

Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ đưc đề cập trong ý nghĩa này.

Động binh nghĩa là quân đi sau khi đi ra từ làng thì đóng trại hoặc là tiến tới.

Quân đội nghĩa là các tượng binh, các kỵ binh, các xa binh, các bộ binh. (Tượng binh) thì mưi hai ngưi đàn ông một con voi. (Kỵ binh) thì ba ngưi đàn ông một con ngựa. (Xa binh) thì bốn ngưi đàn ông một chiếc xe. (Bộ binh) thì bốn ngưi đàn ông có tên ở tay. Vị đi để xem thì phạm tội dukkaṭa. Đứng ở nơi ấy nhìn thì phạm tội pācittiya. Sau khi rời khỏi khu vực lân cận của việc nhìn, vị lại nhìn nữa thì phạm tội pācittiya.

Ngoại trừ có nhân duyên như thế: trừ ra có nhân duyên như thế.

Khi động binh, nhận biết là động binh, vị đi để xem thì phạm tội pācittiya ngoại trừ có nhân duyên như thế. Khi động binh, có sự hoài nghi, vị đi để xem thì phạm tội pācittiya ngoại trừ có nhân duyên như thế. Khi động binh, (lầm) tưởng không phải là động binh, vị đi để xem thì phạm tội pācittiya ngoại trừ có nhân duyên như thế.

Vị đi để xem mỗi một (loại binh chủng) thì phạm tội dukkaṭa. Đứng ở nơi ấy nhìn thì phạm tội dukkaṭa. Sau khi rời khỏi khu vực lân cận của việc nhìn, vị lại nhìn nữa thì phạm tộidukkaṭa.

Không phải là động binh, (lầm) tưng là động binh, phạm tội dukkaṭa. Không phải là động binh, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Không phải là động binh, nhận biết không phải là động binh thì vô tội.

Vị đứng ở trong tu viện nhìn thấy, (việc động binh) di chuyển đến chỗ đứng hoặc chỗ ngồi hoặc chỗ nằm của vị tỳ khưu, vị nhìn thấy khi đi ngược chiều, có nhân duyên như thế, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học về quân đi động binh là thứ tám.

--ooOoo--



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada