Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự giữa dân chúng dòng Sakya, trong thành Kapilavatthu, tu viện Nigrodha. Vào lúc bấy giờ, Mahānāma dòng Sakya có dược phẩm dồi dào. Khi ấy, Mahānāma dòng Sakya đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, Mahānāma dòng Sakya đã nói với đức Thế Tôn điều này: - “Bạch ngài, tôi muốn thỉnh cầu hội chúng về (việc dâng) dược phẩm trong bốn tháng.” - “Này Mahānāma, tốt lắm, tốt lắm! Này Mahānāma, như thế ngươi hãy thỉnh cầu hội chúng về (việc dâng) dược phẩm trong bốn tháng.” Các tỳ khưu ngần ngại không nhận lời. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, ta cho phép chấp nhận sự thỉnh cầu về (việc dâng) vật dụng trong bốn tháng.”

Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu yêu cu dược phẩm (số lượng) ít ỏi ở Mahānāma dòng Sakya. Giống như trưc đây, dược phẩm của Mahānāma dòng Sakya vẫn dồi dào. Đến lần thứ nhì, Mahānāma dòng Sakya đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, Mahānāma dòng Sakya đã nói với đức Thế Tôn điều này: - “Bạch ngài, tôi muốn thỉnh cầu hội chúng về (việc dâng) dược phẩm trong bốn tháng kế tiếp.” - “Này Mahānāma, tốt lắm, tốt lắm! Này Mahānāma, như thế ngươi hãy thỉnh cầu hội chúng về (việc dâng) dược phẩm trong bốn tháng kế tiếp.” Các tỳ khưu ngần ngại không nhận lời. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, ta cho phép chấp nhận sự thỉnh cầu tiếp tục.”

Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu yêu cu dược phẩm (số lượng) rất ít ỏi ở Mahānāma dòng Sakya. Giống như trưc đây, dược phẩm của Mahānāma dòng Sakya vẫn dồi dào. Đến lần thứ ba, Mahānāma dòng Sakya đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, Mahānāma dòng Sakya đã nói với đức Thế Tôn điều này: - “Bạch ngài, tôi muốn thỉnh cầu hội chúng về (việc dâng) dược phẩm đến trọn đời.” - “Này Mahānāma, tốt lắm, tốt lắm! Này Mahānāma, như thế ngươi hãy thỉnh cầu hội chúng về (việc dâng) dược phẩm đến trọn đời.” Các tỳ khưu ngần ngại không nhận lời. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, ta cho phép chấp nhận sự thỉnh cầu vĩnh viễn.”

Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lc Sư quấn y bê bối, trùm y luộm thuộm, không được chỉnh tề. Mahānāma dòng Sakya là người phát biểu rằng: - “Thưa các ngài, tại sao các ngài lại quấn y bê bối, trùm y luộm thuộm, không được chỉnh tề? Chẳng phải vị xuất gia nên quấn y đàng hoàng, trùm y gọn gàng, có sự chỉnh tề hay sao?” Các tỳ khưu nhóm Lc Sư đã kết oan trái với Mahānāma dòng Sakya. Sau đó, các t khưu nhóm Lc Sư đã khởi ý điu này: “Có phương kế gì chúng ta có thể làm cho Mahānāma dòng Sakya bị xấu hổ?” Khi ấy, các tỳ khưu nhóm Lc Sư đã khởi ý điu này: “Này các đi đức, hội chúng đã đưc Mahānāma dòng Sakya thỉnh cầu về (việc dâng) dược phẩm. Này các đi đức, vậy chúng ta hãy yêu cầu Mahānāma dòng Sakya về bơ lng đi.”

Sau đó, các t khưu nhóm Lục Sư đã đi đến gặp Mahānāma dòng Sakya, sau khi đến đã nói với Mahānāma dòng Sakya điu này: - “Này đạo hữu, có nhu cầu về một chum[4] bơ lng.” - “Thưa các ngài, xin hãy chờ đi đến ngày mai. Nhiều ngưi đã đi đến trại bò để lấy bơ lỏng; các ngài sẽ mang đi đúng hẹn.”

Đến lần thứ nhì, ―(như trên)Đến lần thứ ba, các tỳ khưu nhóm Lc Sư đã nói với Mahānāma dòng Sakya điu này: - “Này đạo hữu, có nhu cầu về một chum bơ lng.” - “Thưa các ngài, xin hãy chờ đi đến ngày mai. Nhiều ngưi đã đi đến trại bò để lấy bơ lỏng; các ngài sẽ mang đi đúng hn.” - “Này đạo hữu, đạo hữu không chịu bố thí khi được yêu cầu, việc gì khiến đạo hữu nói lời thỉnh cầu khi không có ý định bố thí vậy?”

Khi ấy, Mahānāma dòng Sakya phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Tại sao khi được nói rằng: ‘Thưa các ngài, xin hãy chờ đi đến ngày mai’ các đi đức lại không chịu chờ đợi?” Các tỳ khưu đã nghe đưc Mahānāma dòng Sakya phàn nàn, phê phán, chê bai. Các tỳ khưu ít ham mun, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Vì sao các tỳ khưu nhóm Lc Sư khi đưc Mahānāma dòng Sakya nói rằng: ‘Thưa các ngài, xin hãy chờ đi đến ngày mai’ lại không chịu chờ đi?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi khi đưc Mahānāma dòng Sakya nói rằng: ‘Thưa các ngài, xin hãy chờ đi đến ngày mai’ lại không chịu chờ đi, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi khi đưc Mahānāma dòng Sakya nói rằng: ‘Thưa các ngài, xin hãy chờ đi đến ngày mai’ lại không chịu chờ đợi vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đc tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

Vị tỳ khưu không bị bệnh nên chấp nhận sự thỉnh cầu về (việc dâng) vật dụng trong bốn tháng, ngoại trừ có sự thỉnh cầu tiếp tục, ngoại trừ có sự thỉnh cầu đến trọn đời. Nếu chấp nhận vượt quá hạn ấy thì phạm tội pācittiya.”

Vị tỳ khưu không bị bệnh nên chấp nhận sự thỉnh cầu về (việc dâng) vật dụng trong bốn tháng: Sự thỉnh cầu (để dâng vật dụng) cho trường hợp bị bệnh nên được chấp nhận.

Sự thỉnh cầu tiếp tục cũng nên được chấp nhận: (Nói rằng): “Khi nào tôi bị bệnh, khi ấy tôi sẽ yêu cầu.”

Sự thỉnh cầu đến trọn đi cũng nên được chấp nhận: (Nói rằng): “Khi nào tôi bị bệnh, khi ấy tôi sẽ yêu cầu.”

Nếu chấp nhận vượt quá hạn ấy: Có sự thỉnh cầu có sự giới hạn về dược phẩm không có sự giới hạn về đêm. Có sự thỉnh cầu có sự giới hạn về đêm không có sự giới hạn về dược phẩm. Có sự thỉnh cầu có sự giới hạn về dược phẩm và có sự giới hạn về đêm. Có sự thỉnh cầu không có sự giới hạn về dược phẩm và không có sự giới hạn về đêm.

Có sự giới hạn về dược phẩm nghĩa là các dược phẩm đưc xét đến rồi (nói rằng): ‘Tôi nói lời thỉnh cầu với chừng này dược phẩm.’

Có sự giới hạn về đêm nghĩa là các đêm đưc xét đến rồi (nói rằng): ‘Tôi nói lời thỉnh cầu trong (thời hạn) chừng này đêm.’

Có sự giới hạn về dược phẩm và có sự giới hạn về đêm nghĩa là các dược phẩm đưc xét đến và các đêm đưc xét đến rồi (nói rằng): ‘Tôi nói lời thỉnh cầu với chừng này dược phẩm trong (thời hạn) chừng này đêm.’

Không có sự giới hạn về dược phẩm và không có sự giới hạn về đêm nghĩa là các dược phẩm không đưc xét đến và các đêm không đưc xét đến.

Khi có sự giới hạn về dược phẩm, trừ ra các dược phẩm đã được thỉnh cầu, vị yêu cầu các loại dược phẩm khác thì phạm tội pācittiya. Khi có sự giới hạn về đêm, tr ra các đêm đã được thỉnh cầu, vị yêu cầu trong các đêm khác thì phạm tội pācittiya. Khi có sự giới hạn về sự thỉnh cầu và có sự giới hạn về đêm, trừ ra các dược phẩm đã được thỉnh cầu và trừ ra các đêm đã được thỉnh cầu, vị yêu cầu các loại dược phẩm khác trong các đêm khác thì phạm tộipācittiya. Khi không có sự giới hạn về sự thỉnh cầu và không có sự giới hạn về đêm thì vô tội.

Khi không cần dùng dược phẩm, vị yêu cầu dược phẩm thì phạm tội pācittiya. Khi cần dùng dược phẩm này, vị yêu cầu dược phẩm khác thì phạm tội pācittiya.

Khi đã quá hạn ấy, nhận biết là đã quá hạn ấy, vị yêu cầu dược phẩm thì phạm tội pācittiya. Khi đã quá hạn ấy, có sự hoài nghi, vị yêu cầu dược phẩm thì phạm tội pācittiya. Khi đã quá hạn ấy, (lầm) tưng là chưa quá hạn ấy, vị yêu cầu dược phẩm thì phạm tội pācittiya.

Khi chưa quá hạn ấy, (lầm) tưng là đã quá hạn ấy, phạm tội dukkaṭa. Khi chưa quá hạn ấy, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Khi chưa quá hạn ấy, nhận biết là chưa quá hạn ấy thì vô tội.

Vị yêu cầu các loại dược phẩm đã được thỉnh cầu, vị yêu cầu trong (thời hạn) các đêm đã được thỉnh cầu, sau khi nói rõ rồi yêu cầu: “Chúng tôi đã được quý vị thỉnh cầu các loại dược phẩm này, giờ chúng tôi có nhu cầu về dược phẩm loại này và loại này,” sau khi nói rõ rồi yêu cầu: “(Thời hạn) các đêm chúng tôi được quý vị thỉnh cầu đã trôi qua, giờ chúng tôi có nhu cầu về dược phẩm,” của các thân quyến, của những người nói lời thỉnh cầu, vì nhu cầu của vị khác, bằng vật sở hữu của bản thân, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học về vị Mahānāma là thứ bảy.

--ooOoo--



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada