Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Vesālī, Mahāvana, ging đưng Kūāgāra. Vào lúc bấy giờ, có vật thực cứng phát sanh đến hội chúng. Khi ấy, đi đc Ānanda đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. - “Này Ānanda, như thế thì hãy cho bánh ngọt đến những người dùng vật thực thừa.” - “Bạch ngài, xin vâng.” Nghe theo lời đức Thế Tôn, đi đc Ānanda đã bảo những người dùng vật thực thừa ngồi xuống theo thứ tự rồi trong lúc cho mỗi người một cái bánh ngọt đã cho người nữ du sĩ ngoại đạo nọ hai cái bánh ngọt nghĩ rằng một cái. Các nữ du sĩ ngoại đo xung quanh đã nói với nữ du sĩ ngoại đạo ấy điều này: - “Vị Sa-môn ấy là tình nhân của cô.” - “Vị Sa-môn ấy không phải là tình nhân của tôi. Vị ấy đã cho hai cái bánh ngọt nghĩ rằng một cái.”

Đến lần thứ nhì, ―(như trên)Đến lần thứ ba, đi đc Ānanda trong lúc cho mỗi người một cái bánh ngọt đã cho chính nữ du sĩ ngoại đạo ấy hai cái bánh ngọt nghĩ rằng một cái. Các nữ du sĩ ngoại đo xung quanh đã nói với nữ du sĩ ngoại đạo ấy điều này: - “Vị Sa-môn ấy là tình nhân của cô.” - “Vị Sa-môn ấy không phải là tình nhân của tôi. Vị ấy đã cho hai cái bánh ngọt nghĩ rằng một cái.” - “Tình nhân! Không phải là tình nhân!” Các cô ấy đã cãi vã nhau.

Có đạo sĩ lõa thể nọ đã đi đến nơi phân phát thực phẩm. Có vị tỳ khưu nọ sau khi nghiền cơm với nhiều bơ lỏng rồi đã cho ngưi đạo sĩ lõa thể ấy một khối cơm lớn. Khi ấy, ngưi đạo sĩ lõa thể ấy đã cầm lấy khối cơm ấy rồi ra đi. Mt đạo sĩ lõa thể khác đã nói với ngưi đạo sĩ lõa thể ấy điu này: - “Này huynh đệ, từ đâu ngươi đã có được khối cơm vy?” - “Này huynh đ, đã có được từ nơi phân phát thực phẩm của gia chủ đầu trọc tức là Sa-môn Gotama ấy.” Các nam cư sĩ đã nghe được cuộc nói chuyện này của những ngưi đạo sĩ lõa thể ấy.

Sau đó, các nam cư sĩ y đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, các nam cư sĩ y đã nói với đức Thế Tôn điều này: - “Bạch ngài, những tu sĩ ngoại đạo này có ý muốn bôi nhọ đức Phật, có ý muốn bôi nhọ Giáo Pháp, có ý muốn bôi nhọ Hội Chúng. Bạch ngài, tốt thay các ngài đi đức không nên tự tay cho đến các tu sĩ ngoại đạo.” Khi ấy, đức Thế Tôn đã chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi cho các nam cư sĩ ấy bằng bài Pháp thoại. Sau đó, các nam cư sĩ y khi đã đưc đức Thế Tôn chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi bằng bài Pháp thoại đã từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ đức Thế Tôn, hướng vai phải nhiễu quanh, rồi ra đi.

Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy sau khi triệu tập hội chúng tỳ khưu li đã nói Pháp thoại thích đáng và phù hợp cho các tỳ khưu rồi bảo các tỳ khưu rằng: - “Này các tỳ khưu, như thế thì ta sẽ quy đnh điều học cho các tỳ khưu vì mưi điều lợi ích: Nhằm đem lại sự tốt đẹp cho hội chúng, ―(như trên)― nhằm sự tồn tại của Chánh Pháp, và nhằm sự hỗ trợ Luật. Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

Vị tỳ khưu nào tự tay cho vật thực cứng hoặc vật thực mềm đến đạo sĩ lõa thể, hoặc nam du sĩ ngoại đạo, hoặc nữ du sĩ ngoại đạo thì phạm tội pācittiya.”

Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)

Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ đưc đề cập trong ý nghĩa này.

Đạo sĩ lõa thể nghĩa là bất cứ người lõa thể nào thành tựu pháp du sĩ.

Nam du sĩ ngoại đạo nghĩa là bất cứ người nam thành tựu pháp du sĩ trừ ra tỳ khưu và sa di.

Nữ du sĩ ngoại đạo nghĩa là bất cứ người nữ nào thành tựu pháp du sĩ trừ ra tỳ khưu ni, vị ni tu tập sự, và sa di ni.

Vật thực cứng nghĩa là trừ ra năm loại vật thực, nưc và tăm xa răng; phần còn lại gọi là vật thực cứng.

Vật thực mềm nghĩa là năm loại vật thực (gồm có) cơm, xúp, bánh, cá, thịt.

Cho: Vị cho bằng thân, hoặc bằng vật được gắn liền với thân, hoặc bằng cách buông ra thì phạm tội pācittiya.

Tu sĩ ngoại đạo, nhận biết là tu sĩ ngoại đạo, vị tự tay cho vật thực cứng hoặc vật thực mềm thì phạm tội pācittiya. Tu sĩ ngoại đạo, có sự hoài nghi, vị tự tay cho vật thực cứng hoặc vật thực mềm thì phạm tội pācittiya. Tu sĩ ngoại đạo, (lầm) tưởng không phải là tu sĩ ngoại đạo, vị tự tay cho vật thực cứng hoặc vật thực mềm thì phạm tội pācittiya.

Vị cho nưc và tăm xa răng thì phạm tội dukkaṭa. Không phải là tu sĩ ngoại đạo, (lầm) tưởng là tu sĩ ngoại đạo, phạm tội dukkaṭa. Không phải là tu sĩ ngoại đạo, có sự hoài nghi, phạm tộidukkaṭa. Không phải là tu sĩ ngoại đạo, nhận biết không phải là tu sĩ ngoại đạo thì vô tội.

Vị bảo (người khác) cho và không (tự mình) cho, vị cho sau khi đã để gần bên, vị cho vật thoa bên ngoài, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học về đạo sĩ lõa thể là thứ nhất.

--ooOoo--



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada