Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Vesālī, Mahāvana, ging đưng Kūāgāra. Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu n cư ngụ ở nghĩa địa là vị chuyên sử dụng vật đã bị quăng bỏ. Vị ấy khi được dân chúng bố thí lại không muốn thọ lãnh. Vị ấy tự mình nhặt lấy các vật cúng vong ở trong nghĩa địa, ở gốc cây, ở ngưỡng cửa rồi thọ dụng. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Tại sao vị tỳ khưu này lại tự mình nhặt lấy các vật cúng vong của chúng tôi rồi thọ dụng? Vị tỳ khưu này cứng cáp vạm vỡ, chúng tôi nghĩ là có ăn tht người?” Các tỳ khưu đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các tỳ khưu ít ham mun, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Vì sao vị tỳ khưu li đưa thc ăn chưa được bố thí vào miệng?” ―(như trên)― “Này tỳ khưu, nghe nói ngươi đưa thc ăn chưa được bố thí vào miệng, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này kẻ rồ dại, vì sao ngươi li đưa thc ăn chưa được bố thí vào miệng vậy? Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đc tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu nào đưa thc ăn chưa được bố thí vào miệng thì phạm tội pācittiya.”

Và điều học này đã đưc đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu như thế.

Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu ngần ngại về nưc và tăm xa răng. Các v đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã nói Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng: - “Này các tỳ khưu, ta cho phép tự mình cầm lấy nưc và tăm xa răng rồi thọ dụng. Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu nào đưa thc ăn chưa được bố thí vào miệng ngoại trừ nưc và tăm xa răng thì phạm tội pācittiya.”

Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)

Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ đưc đề cập trong ý nghĩa này.

Chưa được bố thí nghĩa là chưa thọ lãnh đưc đề cập đến.

Đã được bố thí nghĩa là trong khi cho (vật thí) bằng thân, hoặc bằng vật dính liền với thân, hoặc bằng cách buông ra, (thí chủ) đứng trong tầm tay (1 mét 25), vị nhận lãnh bằng thân hoặc bằng vật được gắn liền với thân; điều này gọi là đã được bố thí.

Thức ăn nghĩa là ngoại trừ nưc và tăm xa răng, bất cứ vật gì được nuốt vào vật ấy gọi là thức ăn.

Ngoại trừ nưc và tăm xa răng: trừ ra nưc và tăm xa răng. Vị (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ nhai, ta sẽ ăn’ rồi cầm lấy thì phạm tội dukkaṭa. Mỗi lần nuốt xuống thì phạm tội pācittiya.

Chưa được thọ lãnh, nhận biết là chưa được thọ lãnh, vị đưa thc ăn chưa được bố thí vào miệng thì phạm tội pācittiya ngoại trừ nưc và tăm xa răng. Chưa được thọ lãnh, có sự hoài nghi, vị đưa thc ăn chưa được bố thí vào miệng thì phạm tội pācittiya ngoại trừ nưc và tăm xa răng. Chưa được thọ lãnh, (lầm) tưng là đã được thọ lãnh, vị đưa thc ăn chưa được bố thí vào miệng thì phạm tội pācittiya ngoại trừ nưc và tăm xa răng.

Đã được thọ lãnh, (lầm) tưng là chưa được thọ lãnh, phạm tội dukkaṭa. Đã được thọ lãnh, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Đã được thọ lãnh, nhận biết là đã được thọ lãnh thì vô tội.

Trường hợp nưc và tăm xa răng, vị tự mình nhặt lấy rồi thọ dụng bốn loại vật dơ có tính quan trọng[3] khi có duyên cớ và không có ngưi làm cho đúng phép, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học về tăm xa răng là th mười.

Phẩm Vật Thực là thứ tư.

--ooOoo--

Tóm lược phẩm này

 Vật thực (ở phước xá), vật thực chung nhóm, (thọ thực) nơi khác, bánh ngọt, và hai chuyện ngăn (vật thực) đã đưc đề cập, vào lúc sái thời, vật được tích trữ, sữa tươi, vi tăm xa răng, y là mưi điều.

--ooOoo--

[1] Khi có cơn khát vị thọ dụng vật dùng hết đêm để chận đng cơn khát; khi có bệnh sanh khởi, vị thọ dụng vật dùng trong bảy ngày hoặc vật dùng suốt đi để làm giảm nhẹ cơn bệnh thì vô tội (VinA. iv, 831).

[2] Thịt của mười loài thú vị tỳ khưu không được phép thọ thực đưc đề cập ở Mahāvagga – Đại Phẩm  gồm có: thịt người, thịt voi, thịt ngựa, thịt chó, thịt rắn, thịt sư tử, thịt hổ, thịt beo, thịt gấu, thịt chó sói (TTPV tập 05, chương VI, trang 37-40).

[3] Bốn loại vật dơ có tính quan trng (cattāri mahāvikatāni) là: phân (gūtha), nước tiểu (muttaṃ), tro (chārika), và đất sét (mattikaṃ) được sử dụng trong trường hợp bị rắn cắn (Mahāvagga – Đại Phẩm, TTPV tập 5, chương VI, trang 17).

[4] Chum (doṇa) là đơn v đo thể tích, 1 doṇa = 4 āhaka. Để dễ hình dung, sức chứa của bình bát cỡ lớn là ½ āḷhaka, vậy số lưng bơ lng được yêu cầu là 8 lần bình bát cỡ lớn (ND).



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada