Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, có người Bà-la-môn nọ đã thỉnh mời và dâng bữa ăn đến các tỳ khưu. Khi thọ thực xong và đã ngăn (vật thực dâng thêm), các tỳ khưu đã đi đến các gia đình thân quyến rồi một số vị đã thọ thực thêm, một số vị đã nhận lấy đồ khất thực rồi ra đi. Sau đó, người Bà-la-môn ấy đã nói với hàng xóm điều này: - “Này quý ông, các tỳ khưu đã được tôi làm hài lòng. Hãy đến, tôi cũng sẽ làm hài lòng quý ông.” Những người ấy đã nói như vầy: - “Này ông, có phải ông sẽ làm hài lòng chúng tôi không? Ngay cả những vị đã được ông thỉnh mời còn đi đến các nhà của chúng tôi, một số đã thọ thực thêm, một số đã nhận lấy đồ khất thực rồi ra đi.” Khi y, người Bà-la-môn ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Tại sao các đi đức sau khi thọ thực trong nhà của chúng tôi lại thọ thực ở nơi khác? Không l tôi không đủ khả năng để bố thí theo như ước muốn hay sao?”

Các tỳ khưu đã nghe đưc người Bà-la-môn ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các tỳ khưu ít ham mun, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Vì sao các tỳ khưu thọ thực xong và đã ngăn (vật thực dâng thêm) lại thọ thực ở nơi khác?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các t khưu thọ thực xong và đã ngăn (vật thực dâng thêm) lại thọ thực ở nơi khác, có đúng không vậy?”

- “Bạch Thế Tôn, đúng vy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, vì sao những kẻ rồ dại ấy thọ thực xong và đã ngăn (vật thực dâng thêm) lại thọ thực ở nơi khác vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đc tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu nào thọ thực xong và đã ngăn (vật thực dâng thêm) lại nhai hoặc ăn vật thực cứng hoặc vật thực mềm thì phạm tội pācittiya.”

Và điều học này đã đưc đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu như thế.

Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu mang li các đ ăn khất thực hảo hạng cho các tỳ khưu bị bệnh. Các vị bị bệnh ăn không đưc như ý. Các tỳ khưu đổ bỏ các đ ăn y. Đức Thế Tôn đã nghe được tiếng động ồn, tiếng động lớn, tiếng kêu của các con quạ, sau khi nghe đã bảo đi đc Ānanda rằng: - “Này Ānanda, tiếng động ồn, tiếng động lớn, tiếng kêu của các con quạ ấy là gì vậy?” Khi ấy, đi đc Ānanda đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. - “Này Ānanda, các tỳ khưu có thọ thực thức ăn thừa của vị bệnh không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, không thọ thực.” Sau đó, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã nói Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng: - “Này các tỳ khưu, ta cho phép thọ thực thức ăn thừa của vị bị bệnh và của vị không bị bệnh. Và này các tỳ khưu, nên làm thành thc ăn tha như vầy: “Tất cả chừng này là đủ rồi.” Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu nào thọ thực xong và đã ngăn (vật thực dâng thêm) lại nhai hoặc ăn vật thực cứng hoặc vật thực mềm không phải là thức ăn thừa thì phạm tội pācittiya.”

Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)

Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ đưc đề cập trong ý nghĩa này.

Thọ thực xong nghĩa là bất cứ loại vật thực nào thuộc về năm loại vật thực đã đưc ăn, dầu chỉ với (một chút ở) đầu cọng cỏ kusa.

Đã ngăn (vật thực dâng thêm) nghĩa là việc ăn được ghi nhận, vật thực được ghi nhận, (thí chủ) đứng trong tầm tay (1 mét 25) dâng lên (vật thực) và sự khước từ được ghi nhận.

Không phải là thức ăn thừa nghĩa là việc làm thành đúng phép chưa được thực hiện, việc thọ lãnh chưa được thực hiện, việc nâng lên chưa được thực hiện, (việc dâng) đã được thực hiện ở ngoài tầm tay, đã được thực hiện bởi vị chưa thọ thực xong, được thực hiện bởi vị đã thọ thực xong đã ngăn (vật thực dâng thêm) đã từ chỗ ngồi đứng dậy nhưng chưa nói: ‘Tất cả chừng này là đủ rồi,’ không phải là thức ăn thừa của vị bị bệnh; vật này gọi là không phải thức ăn thừa.

Thức ăn thừa nghĩa là việc làm thành đúng phép đã được thực hiện, việc thọ lãnh đã được thực hiện, việc nâng lên đã được thực hiện, (việc dâng) đã được thực hiện ở trong tầm tay, đã được thực hiện bởi vị đã thọ thực xong, được thực hiện bởi vị đã thọ thực xong đã ngăn (vật thực dâng thêm) đã từ chỗ ngồi đứng dậy và đã nói: ‘Tất cả chừng này là đủ rồi,’ là thức ăn thừa của vị bị bệnh; vật này gọi là thức ăn thừa.

Vật thực cứng nghĩa là trừ ra năm loại vật thực, vật dùng đến hết đêm, vật dùng trong bảy ngày, và vật dùng suốt đời; phần còn lại gọi là vật thực cứng.

Vật thực mềm nghĩa là năm loại vật thực (gồm có) cơm, xúp, bánh, cá, thịt. (Nghĩ rằng): ‘Ta sẽ nhai, ta sẽ ăn’ rồi thọ lãnh thì phạm tội dukkaṭa. Mỗi lần nuốt xuống thì phạm tội pācittiya.

Không phải thức ăn thừa, nhận biết không phải là thức ăn thừa, vị nhai hoặc ăn vật thực cứng hoặc vật thực mềm thì phạm tội pācittiya. Không phải thức ăn thừa, có sự hoài nghi, vị nhai hoặc ăn vật thực cứng hoặc vật thực mềm thì phạm tội pācittiya. Không phải thức ăn thừa, (lầm) tưởng là thức ăn thừa, vị nhai hoặc ăn vật thực cứng hoặc vật thực mềm thì phạm tội pācittiya.

Vị thọ lãnh vật dùng đến hết đêm, vật dùng trong bảy ngày, vật dùng suốt đời vì mục đích vật thực thì phạm tội dukkaṭa. Mỗi lần nuốt xuống thì phạm tội dukkaṭa.

Thức ăn thừa, (lầm) tưởng không phải là thức ăn thừa, phạm tội dukkaṭa. Thức ăn thừa, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Thức ăn thừa, nhận biết là thức ăn thừa thì vô tội.

Sau khi bảo làm thành thức ăn thừa rồi thọ thực, sau khi bảo làm thành thức ăn thừa vị (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ ăn’ rồi thọ lãnh, vị mang theo vì nhu cầu của vị khác rồi đi, vị thọ thực phần còn thừa của vị bị bệnh, vị thọ dụng vật dùng đến hết đêm vật dùng trong bảy ngày vật dùng suốt đời khi có duyên cớ,[1] vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học thứ nhất về việc ngăn (vật thực) là thứ năm.

--ooOoo--



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada