Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, mẹ của Kāā là nữ cư sĩ có niềm tin và mộ đo. Kāā đã được gả cho ngưi đàn ông nọ ở thôn làng. Khi ấy, Kāā đã đi đến nhà mẹ vì công việc cần làm nào đó. Sau đó, chồng của Kāā đã phái ngưi đưa tin đi đến gặp Kāā (nhắn rằng): “Kāā hãy trở về. Tôi muốn sự trở về của Kāā.” Khi ấy, nữ cư sĩ mẹ của Kāā (nghĩ rằng): “Thật xấu hổ khi đi vi tay không!” nên đã nấu bánh ngọt. Khi bánh ngọt chín, có vị tỳ khưu đi khất thực nọ đã đi vào nhà của nữ cư sĩ mẹ của Kāā.

Khi ấy, nữ cư sĩ mẹ của Kāā đã bảo dâng bánh ngọt đến vị tỳ khưu ấy. Vị ấy sau khi ra đi đã thông báo cho vị khác. Bà ta cũng đã bảo dâng bánh ngọt đến vị ấy. Vị ấy sau khi ra đi cũng đã thông báo cho vị khác. Bà ta cũng đã bảo dâng bánh ngọt đến vị ấy. Bánh ngọt được chuẩn bị như thế đã không còn.

Đến lần thứ nhì, chồng của Kāā đã phái ngưi đưa tin đi đến gặp Kāā (nhắn rằng): “Kāā hãy trở về. Tôi muốn sự trở về của Kāā.” Đến lần thứ nhì, nữ cư sĩ mẹ của Kāā (nghĩ rằng): “Thật xấu hổ khi đi vi tay không!” nên đã nấu bánh ngọt. Khi bánh ngọt chín, có vị tỳ khưu đi khất thực nọ đã đi vào nhà của nữ cư sĩ mẹ của Kāā. Khi ấy, nữ cư sĩ mẹ của Kāā đã bảo dâng bánh ngọt đến vị tỳ khưu ấy. Vị ấy sau khi ra đi đã thông báo cho vị khác. Bà ta cũng đã bảo dâng bánh ngọt đến vị ấy. Vị ấy sau khi ra đi cũng đã thông báo cho vị khác. Bà ta cũng đã bảo dâng bánh ngọt đến vị ấy. Bánh ngọt được chuẩn bị như thế đã không còn.

Đến lần thứ ba, chồng của Kāā đã phái ngưi đưa tin đi đến gặp Kāā (nhắn rằng): “Kāā hãy trở về. Tôi muốn sự trở về của Kāā. Nếu Kāā không trở về, tôi sẽ dắt về người vợ khác.” Đến lần thứ ba, nữ cư sĩ mẹ của Kāā (nghĩ rằng): “Thật xấu hổ khi đi vi tay không!” nên đã nấu bánh ngọt. Khi bánh ngọt chín, có vị tỳ khưu đi khất thực nọ đã đi vào nhà của nữ cư sĩ mẹ của Kāā. Khi ấy, nữ cư sĩ mẹ của Kāā đã bảo dâng bánh ngọt đến vị tỳ khưu ấy. Vị ấy sau khi ra đi đã thông báo cho vị khác. Bà ta cũng đã bảo dâng bánh ngọt đến vị ấy. Vị ấy sau khi ra đi cũng đã thông báo cho vị khác. Bà ta cũng đã bảo dâng bánh ngọt đến vị ấy. Bánh ngọt được chuẩn bị như thế đã không còn. Sau đó, chồng của Kāā đã dắt về người vợ khác. Kāā đã nghe được rằng: “Nghe nói người vợ khác đã đưc ngưi đàn ông ấy dắt về.” Cô ấy đã đứng khóc lóc.

Khi ấy vào buổi sáng, đức Thế Tôn đã mặc y, cầm y bát, đi đến nhà của nữ cư sĩ mẹ của Kāā, sau khi đến đã ngồi xuống trên chỗ ngồi được sắp đặt sẵn. Khi ấy, nữ cư sĩ mẹ của Kāā đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Đức Thế Tôn đã nói với nữ cư sĩ mẹ của Kāā đang ngồi một bên điều này: - “Vì sao Kāā này lại khóc vậy?” Khi ấy, nữ cư sĩ mẹ của Kāā đã kể lại sự việc ấy cho đức Thế Tôn. Sau đó, đức Thế Tôn đã chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi cho nữ cư sĩ mẹ của Kāā bằng bài Pháp thoại rồi đã từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.

Vào lúc bấy giờ, có đoàn xe n có ý định từ thành Rājagaha đi về phía tây. Có vị tỳ khưu đi khất thực nọ đã đi vào khất thực ở đoàn xe y. Có nam cư sĩ n đã bảo dâng đến vị tỳ khưu ấy bánh lúa mạch. Vị ấy sau khi ra đi đã thông báo cho vị khác. Ông ta cũng đã bảo dâng bánh lúa mạch đến vị ấy. Vị ấy sau khi ra đi cũng đã thông báo cho vị khác. Ông ta cũng đã bảo dâng bánh lúa mạch đến vị ấy. Vật dự phòng đưng xa được chuẩn bị như thế đã không còn. Khi ấy, nam cư sĩ y đã nói với những người ấy điều này: - “Này các ông, hãy chờ đến ngày mai. Vật dự phòng đưng xa được chuẩn bị như thế đã đưc dâng đến các ngài đi đức. Tôi sẽ chuẩn bị vật dự phòng đường xa.” - “Này ông, chúng tôi không thể chờ đi. Đoàn xe đã khởi hành.” Rồi họ đã ra đi. Khi y, nam cư sĩ ấy sau khi chuẩn bị vật dự phòng đưng xa, trong khi đi ở phía sau, thì bọn đạo tặc đã đánh cướp. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Tại sao các Sa-môn Thích tử lại thọ lãnh không biết chừng mực? Người này sau khi bố thí cho các vị ấy rồi trong khi đi sau đã bị đánh cướp bởi bọn đạo tặc.”

Các tỳ khưu đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Sau đó, các vị tỳ khưu y đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã nói Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng: - “Này các tỳ khưu, như thế thì ta sẽ quy đnh điều học cho các tỳ khưu vì mưi điều lợi ích: Nhằm đem lại sự tốt đẹp cho hội chúng, nhằm đem lại sự an lạc cho hội chúng, ―(như trên)― và nhằm sự hỗ trợ Luật. Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu khi đi đến gia đình được yêu cầu nhận lãnh các bánh ngọt hoặc các bánh lúa mạch, vị tỳ khưu đang mong mỏi thì nên thọ lãnh hai hoặc ba bình bát đầy. Nếu thọ lãnh quá số lượng ấy thì phạm tội pācittiya. Sau khi thọ lãnh hai hoặc ba bình bát đầy, khi mang về từ nơi ấy thì nên chia sẻ cùng với các tỳ khưu. Đây là s đúng đn trong trường hợp ấy.”

Khi vị tỳ khưu đi đến gia đình: Gia đình nghĩa là có bốn loại gia đình: gia đình Sát-đế-lỵ, gia đình Bà-la-môn, gia đình thương buôn, và gia đình hạng cùng đinh.

Đi đến: là đi đến nơi ấy.

Bánh ngọt nghĩa là bất cứ thức gì được chuẩn bị nhằm mục đích làm quà biếu.

Bánh lúa mạch nghĩa là bất cứ thức gì được chuẩn bị nhằm mục đích làm vật dự phòng đường xa.

Được yêu cầu nhận lãnh: (Nói rằng): “Ngài thích chừng nào hãy lấy chừng ấy.”

(Với vị) đang mong mỏi: (với vị) đang ước muốn.

Nên thọ lãnh hai hoặc ba bình bát đầy: Nên thọ lãnh đầy hai hoặc ba bình bát.

Nếu thọ lãnh quá số lượng ấy: Vị thọ lãnh quá số lượng ấy thì phạm tội pācittiya. Sau khi thọ lãnh hai hoặc ba bình bát đầy, vị đi ra khi nơi ấy nhìn thấy vị tỳ khưu khác nên thông báo rng: ‘Tôi đã thọ lãnh hai ba bình bát đầy ở nơi kia, chớ thọ lãnh ở đó.’ Nếu sau khi nhìn thấy, vị không thông báo thì phạm tội dukkaṭa. Nếu đã được thông báo vị thọ lãnh thì phạm tội dukkaṭa.

Khi mang về từ nơi ấy thì nên chia sẻ cùng với các tỳ khưu: là sự đi trở về, sau khi mang về thì nên chia sẻ.

 Đây là s đúng đn trong trường hợp ấy: đây là sự hợp lý trong trường hợp ấy.

Hơn hai ba bình bát đầy, nhận biết là hơn, vị thọ lãnh thì phạm tội pācittiya. Hơn hai ba bình bát đầy, có sự hoài nghi, vị thọ lãnh thì phạm tội pācittiya. Hơn hai ba bình bát đầy, (lầm) tưởng là còn kém, vị thọ lãnh thì phạm tội pācittiya.

Còn kém hai ba bình bát đầy, (lầm) tưng là hơn, phạm tội dukkaṭa. Còn kém hai ba bình bát đầy, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Còn kém hai ba bình bát đầy, nhận biết là còn kém thì vô tội.

Vị thọ lãnh hai hoặc ba bình bát đầy, vị thọ lãnh còn kém hai hoặc ba bình bát đầy, họ bố thí vật đã được chuẩn bị không vì mục đích làm quà biếu hoặc không vì mục đích làm vật dự phòng đường xa, họ bố thí phần còn thừa khi đã chuẩn bị vì mục đích làm quà biếu hoặc vì mục đích làm vật dự phòng đường xa, họ bố thí khi sự ra đi đã bị hủy bỏ, của các thân quyến, của những người nói lời thỉnh cầu, vì nhu cầu của vị khác, bằng vật sở hữu của bản thân, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học về người mẹ của Kāā là thứ tư.

--ooOoo--



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada