Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Rājagaha, Veuvana, nơi nuôi dưỡng các con sóc. Vào lúc bấy giờ, Devadatta bị mất mát về lợi lộc và danh vọng nên cùng với tùy tùng liên tục yêu cầu các gia đình rồi thọ thực. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Tại sao các Sa-môn Thích tử lại liên tục yêu cầu các gia đình rồi thọ thực? Khi đưc đy đủ ai mà không vừa ý? Đồ ngon ngọt ai lại không thích thú?”

Các tỳ khưu đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các tỳ khưu ít ham mun, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Vì sao Devadatta cùng với tùy tùng lại liên tục yêu cầu các gia đình rồi thọ thực?” ―(như trên)― “Này Devadatta, nghe nói ngươi cùng với tùy tùng liên tục yêu cầu các gia đình rồi thọ thực, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này kẻ rồ dại, vì sao ngươi cùng với tùy tùng lại liên tục yêu cầu các gia đình rồi thọ thực vậy? Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đc tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

“Trường hợp vật thực chung nhóm thì phạm tội pācittiya.”

Và điều học này đã đưc đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu như thế.

Vào lúc bấy giờ, dân chúng thỉnh mời các tỳ khưu bị bệnh với bữa trai phạn. Các tỳ khưu trong lúc ngần ngại không nhận lời (nghĩ rằng): “Đức Thế Tôn đã cấm đoán vật thực chung nhóm.” Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã nói Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng: - “Này các tỳ khưu, ta cho phép t khưu bị bệnh được thọ dụng vật thực chung nhóm. Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

“Trường hợp vật thực chung nhóm thì phạm tội pācittiya ngoại trừ có duyên cớ. Duyên cớ trong trường hợp ấy là: trường hợp bị bệnh. Đây là duyên cớ trong tờng hợp ấy.”

Và điều học này đã đưc đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu như thế.

Vào lúc bấy giờ, trong thời hạn dâng y dân chúng sau khi chuẩn bị bữa trai phạn có dâng y rồi thỉnh mời các tỳ khưu (nói rằng): “Sau khi mời thọ thực, chúng tôi sẽ dâng y.” Các tỳ khưu trong lúc ngần ngại không nhận lời (nghĩ rằng): “Đức Thế Tôn đã cấm đoán vật thực chung nhóm.” Y được phát sanh ít ỏi. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, ta cho phép thọ dụng vật thực chung nhóm trong thời hạn dâng y. Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

“Trường hợp vật thực chung nhóm thì phạm tội pācittiya ngoại trừ có duyên cớ. Duyên cớ trong trường hợp ấy là: trường hợp bị bệnh, trong thời hạn dâng y. Đây là duyên cớ trong trường hợp ấy.”

Và điều học này đã đưc đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu như thế.

Vào lúc bấy giờ, dân chúng thỉnh mời các tỳ khưu là những vị may y với bữa trai phạn. Các tỳ khưu trong lúc ngần ngại không nhận lời (nghĩ rằng): “Đức Thế Tôn đã cấm đoán vật thực chung nhóm.” Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, ta cho phép thọ dụng vật thực chung nhóm trong lúc may y. Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

“Trường hợp vật thực chung nhóm thì phạm tội pācittiya ngoại trừ có duyên cớ. Duyên cớ trong trường hợp ấy là: trường hợp bị bệnh, trong thời hạn dâng y, trong lúc may y. Đây là duyên c trong trường hợp ấy.”

Và điều học này đã đưc đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu như thế.

Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu đi đường xa cùng với dân chúng. Khi ấy, các vị tỳ khưu y đã nói với những người ấy điu này: - “Này các đạo hữu, hãy chờ đợi chốc lát. Chúng tôi sẽ đi khất thực.” Những người ấy đã nói như vy: - “Thưa các ngài, hãy thọ thực ở ngay đây.” Các tỳ khưu trong lúc ngần ngại không thọ lãnh (nghĩ rằng): “Đức Thế Tôn đã cấm đoán vật thực chung nhóm.” Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, ta cho phép thọ dụng vật thực chung nhóm trong trường hợp đi đường xa. Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

“Trường hợp vật thực chung nhóm thì phạm tội pācittiya ngoại trừ có duyên cớ. Duyên cớ trong trường hợp ấy là: trường hợp bị bệnh, trong thời hạn dâng y, trong lúc may y, trong lúc đi đường xa. Đây là duyên c trong trường hợp ấy.”

Và điều học này đã đưc đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu như thế.

Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu đi thuyền cùng với dân chúng. Khi ấy, các vị tỳ khưu y đã nói với những người ấy điu này: - “Này các đạo hữu, hãy vào bờ chốc lát. Chúng tôi sẽ đi khất thực.” Những người ấy đã nói như vy: - “Thưa các ngài, hãy thọ thực ở ngay đây.” Các t khưu trong lúc ngần ngại không thọ lãnh (nghĩ rằng): “Đức Thế Tôn đã cấm đoán vật thực chung nhóm.” Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, ta cho phép thọ dụng vật thực chung nhóm trong trường hợp lên thuyền. Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

“Trường hợp vật thực chung nhóm thì phạm tội pācittiya ngoại trừ có duyên cớ. Duyên cớ trong trường hợp ấy là: trường hợp bị bệnh, trong thời hạn dâng y, trong lúc may y, trường hợp đi đưng xa, trường hợp lên thuyền. Đây là duyên c trong trường hợp ấy.”

Và điều học này đã đưc đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu như thế.

Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu khi tri qua mùa (an cư) mưa  các nơi đi đến thành Rājagaha để diện kiến đức Thế Tôn. Dân chúng khi nhìn thấy các tỳ khưu người khác xứ sở đã thỉnh mời với bữa trai phạn. Các vị tỳ khưu trong lúc ngần ngại không nhận lời (nghĩ rằng): “Đức Thế Tôn đã cấm đoán vật thực chung nhóm.” Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, ta cho phép thọ dụng vật thực chung nhóm trong trường hợp đông đảo (các tỳ khưu). Và này các t khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

“Trường hợp vật thực chung nhóm thì phạm tội pācittiya ngoại trừ có duyên cớ. Duyên cớ trong trường hợp ấy là: trường hợp bị bệnh, trong thời hạn dâng y, trong lúc may y, trường hợp đi đưng xa, trường hợp lên thuyền, trường hợp đông đảo (các tỳ khưu). Đây là duyên c trong trường hợp ấy.”

Và điều học này đã đưc đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu như thế.

Vào lúc bấy giờ, có người thân quyến ruột thịt của đc vua Seniya Bimbisāra x Magadha đã xuất gia nơi các đạo sĩ lõa thể. Khi ấy, ngưi đạo sĩ lõa thể ấy đã đi đến gặp đc vua Seniya Bimbisāra x Magadha, sau khi đến đã nói với đc vua Seniya Bimbisāra x Magadha điu này: - “Tâu đi vương, tôi muốn làm bữa ăn cho tất cả các giáo phái khác.” - “Thưa ngài, nếu ngài có thể dâng vật thực đến hội chúng tỳ khưu có đức Phật đng đu là trước tiên hết, như vậy thì ngài có thể tiến hành.” Sau đó, ngưi đạo sĩ lõa thể ấy đã phái sứ giả đi gặp các tỳ khưu (nói rằng): - “Xin các tỳ khưu hãy nhận lời bữa ăn vào ngày mai của tôi.” Các tỳ khưu trong lúc ngần ngại không nhận lời (nghĩ rằng): “Đức Thế Tôn đã cấm đoán vật thực chung nhóm.” Sau đó, ngưi đạo sĩ lõa thể ấy đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã tỏ vẻ thân thiện với đức Thế Tôn, sau khi trao đổi lời xã giao thân thiện rồi đã đứng ở một bên. Khi đã đứng một bên, ngưi đạo sĩ lõa thể ấy đã nói với đức Thế Tôn điu này: - “Ngài Gotama đã xuất gia, tôi cũng đã xuất gia. Ngưi đã xuất gia thì xứng đáng để thọ nhận vật thực của ngưi đã xuất gia. Xin ngài Gotama nhận lời tôi về bữa trai phạn vào ngày mai cùng với hội chúng tỳ khưu.” Đức Thế Tôn đã nhận lời bằng thái độ im lặng. Khi ấy, ngưi đạo sĩ lõa thể ấy hiểu được sự nhận lời của đức Thế Tôn nên đã ra đi.

Sau đó, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã nói Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng: - “Này các tỳ khưu, ta cho phép thọ dụng vật thực chung nhóm trong trường hợp bữa trai phạn của Sa-môn. Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

“Trường hợp vật thực chung nhóm thì phạm tội pācittiya ngoại trừ có duyên cớ. Duyên cớ trong trường hợp ấy là: trường hợp bị bệnh, trong thời hạn dâng y, trong lúc may y, trường hợp đi đưng xa, trường hợp lên thuyền, trường hợp đông đảo (các tỳ khưu), trường hợp bữa trai phạn của Sa-môn. Đây là duyên c trong trường hợp ấy.”

Vật thực chung nhóm nghĩa là nơi nào bốn vị tỳ khưu được thỉnh mời với loại vật thực nào đó trong năm loại vật thực rồi thọ thực, việc này gọi là vật thực chung nhóm.

Ngoại trừ có duyên cớ: trừ ra có duyên cớ.

Trường hợp bị bệnh nghĩa là ngay cả (trường hợp) các bàn chân bị nứt nẻ, (nghĩ rằng): ‘Trường hợp bị bệnh’ rồi nên thọ thực. Trong thời hạn dâng y nghĩa là khi Kaṭhina không được thành tựu thì tháng cuối cùng của mùa mưa, khi Kahina được thành tựu thì năm tháng, (nghĩ rằng): ‘Trong thời hạn dâng y’ rồi nên thọ thực. Trong lúc may y nghĩa là trong lúc y đang được may, (nghĩ rằng): ‘Trong lúc may y’ rồi nên thọ thực. Trường hợp đi đường xanghĩa là (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ đi nửa do tuần’ rồi nên thọ thực, vị đang đi thì nên thọ thực, vị đã đi thì nên thọ thực.

Trường hợp lên thuyền nghĩa là (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ lên thuyền’ rồi nên thọ thực. Vị đã lên thuyền thì nên thọ thực. Vị vừa rời (thuyền) thì nên thọ thực. Trường hợp đông đảo (các tỳ khưu) nghĩa là nơi nào hai hay ba vị tỳ khưu đi khất thực thì có đủ vật thực. Khi có vị thứ tư đi đến thì khất thực không có đủ vật thực, (nghĩ rằng): ‘Trường hợp đông đảo’ rồi nên thọ thực. Trường hợp bữa trai phạn của Sa-môn nghĩa là bất cứ người nào thành tựu phẩm chất du sĩ thực hiện bữa trai phạn, (nghĩ rằng): ‘Trường hợp bữa trai phạn của Sa-môn’ rồi nên thọ thực.

Ngoại trừ có duyên cớ, (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ thọ thực’ rồi thọ lãnh thì phạm tội dukkaṭa. Mỗi lần nuốt xuống thì phạm tội pācittiya.

Vật thực chung nhóm, nhận biết là vật thực chung nhóm, vị thọ thực thì phạm tội pācittiyangoại trừ có duyên cớ. Vật thực chung nhóm, có sự hoài nghi, vị thọ thực thì phạm tội pācittiya ngoại trừ có duyên cớ. Vật thực chung nhóm, (lầm) tưởng không phải là vật thực chung nhóm, vị thọ thực thì phạm tội pācittiya ngoại trừ có duyên cớ.

Không phải vật thực chung nhóm, (lầm) tưởng là vật thực chung nhóm, phạm tội dukkaṭa. Không phải vật thực chung nhóm, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Không phải vật thực chung nhóm, nhận biết không phải là vật thực chung nhóm thì vô tội.

Khi có duyên cớ, hai hoặc ba vị thọ thực chung, sau khi đi khất thực tụ hội chung lại (một chỗ) rồi thọ thực, trong bữa ăn thường kỳ, trong bữa ăn (phân phối) theo thẻ, vào mỗi nửa tháng, vào ngày Uposatha, vào ngày đầu của mỗi nửa tháng, (thọ dụng) tất cả (các thức khác) thì không phạm tội trừ ra năm loại vật thực, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học về vật thực chung nhóm là thứ nhì.

--ooOoo--



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada