Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Rājagaha, Veḷuvana, nơi nuôi dưỡng các con sóc. Vào lúc bấy giờ, tỳ khưu ni Thullanandā là vị thường tới lui với gia đình nọ và là vị nhận vật thực thường kỳ. Và các tỳ khưu trưởng lão đã được gia chủ ấy thỉnh mời. Khi ấy vào buổi sáng, tỳ khưu ni Thullanandā đã mặc y, cầm y bát, đi đến gia đình ấy, sau khi đến đã nói với gia chủ ấy điều này:

- “Này gia chủ, việc gì mà nhiều vật thực loại cứng loại mềm này được chuẩn bị vậy?”

- “Thưa ni sư, tôi đã thỉnh mời các vị trưởng lão.”

- “Này gia chủ, các trưởng lão của ngươi là những vị nào vậy?”

- “Ngài Sāriputta, ngài Mahāmoggallāna, ngài Mahākaccāna, ngài Mahākoṭṭhita, ngài Mahākappina, ngài Mahācunda, ngài Anuruddha, ngài Revata, ngài Upāli, ngài Ānanda, ngài Rāhula.”

- “Này gia chủ, việc gì khiến ngươi lại thỉnh mời những hạng thứ yếu trong khi các khổng long đang còn tồn tại?”

- “Thưa ni sư, những vị nào là các khổng long của cô vậy?”

- “Ngài Devadatta, ngài Kokālika, ngài Kaṭamorakatissako con trai của Khaṇḍadevī, ngài Samuddadatto.”

Lúc này lời nói này của tỳ khưu ni Thullanandā đã bị gián đoạn nửa chừng. Rồi các tỳ khưu trưởng lão đã đi vào. - “Này gia ch, có đúng là các khng long đã đưc ngươi thỉnh mời không?” - “Này ni sư, ngay mi đây cô đã gọi các ngài đi đức là những hạng thứ yếu, bây giờ là các khổng long.” Rồi đã kéo ra khỏi nhà và chấm dứt phần bữa ăn thường kỳ.

Các tỳ khưu ít ham mun, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Vì sao Devadatta trong khi biết vật thực được tỳ khưu ni môi giới cho vẫn thọ thực?” ―(như trên)― “Này Devadatta, nghe nói ngươi trong khi biết vật thực được tỳ khưu ni môi giới cho vẫn thọ thực, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này kẻ rồ dại, vì sao ngươi trong khi biết vật thực được tỳ khưu ni môi giới cho vẫn thọ thực vậy? Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đc tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu nào trong khi biết thức ăn được tỳ khưu ni môi giới cho vẫn thọ thực thì phạm tội pācittiya.”

Và điều học này đã đưc đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu như thế.

Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ xuất gia ở thành Rājagaha đã đi đến gia đình thân quyến. Dân chúng (nói rằng): “Lâu lắm ngài đi đức mới đến,” rồi đã làm bữa ăn thịnh soạn. Có vị tỳ khưu ni thường lui tới với gia đình ấy đã nói với những người ấy điu này: - “Này các đạo hữu, hãy dâng thức ăn đến ngài đi đức.” Khi ấy, vị tỳ khưu ấy (nghĩ rằng): “Đức Thế Tôn đã cấm đoán thọ thực trong khi biết thức ăn được tỳ khưu ni môi giới cho,” trong khi ngần ngại đã không thọ nhận và không thể đi khất thực nên bữa ăn đã bị lỡ. Sau đó, vị tỳ khưu y đã đi đến tu viện và kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu. Các t khưu đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã nói Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng: - “Này các tỳ khưu, khi có sự chuẩn bị trước bởi gia chủ ta cho phép thọ thực trong khi biết thức ăn được tỳ khưu ni môi giới cho. Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu nào trong khi biết thức ăn được tỳ khưu ni môi giới cho vẫn thọ thực thì phạm tội pācittiya ngoại trừ có sự chuẩn bị trước bởi gia chủ.”

Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)

Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ đưc đề cập trong ý nghĩa này.

Biết nghĩa là tự mình biết, hoặc các người khác thông báo cho vị ấy, hoặc vị ni ấy thông báo.

Tỳ khưu ni nghĩa là người nữ đã được tu lên bậc trên ở cả hai hội chúng.

Môi giới cho nghĩa là đối với những ngưi trưc đây không có ý đnh dâng cúng, không có ý định tiếp đãi, vị ni ấy môi giới rằng: “Ngài là vị trì tụng, ngài là vị nghe nhiều, ngài là vị trì Kinh, ngài là vị thông Luật, ngài là vị Pháp sư, hãy dâng cúng đến ngài, hãy phục vụ ngài.”

Thức ăn nghĩa là loại vật thực nào đó thuộc về năm loại vật thực.

Ngoại trừ có sự chuẩn bị trước bởi gia chủ: trừ ra có sự chuẩn bị trước bởi gia chủ.

Có sự chuẩn bị bởi gia chủ nghĩa là các thân quyến, hoặc (những ngưi) đã nói lời thỉnh cầu, hoặc (vật thực) đã được chuẩn bị thường kỳ.

Ngoại trừ có sự chuẩn bị trước bởi gia chủ, vị (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ ăn,’ rồi thọ lãnh thì phạm tộidukkaṭa. Mỗi một lần nuốt xuống thì phạm tội pācittiya.

Khi được môi giới cho, nhận biết đã được môi giới cho, vị thọ thực thì phạm tội pācittiya ngoại trừ có sự chuẩn bị trước bởi gia chủ. Khi được môi giới cho, có sự hoài nghi, vị thọ thực thì phạm tội dukkaṭa ngoại trừ có sự chuẩn bị trước bởi gia chủ. Khi được môi giới cho, (lầm) tưng là không được môi giới cho, vị thọ thực thì vô tội ngoại trừ có sự chuẩn bị trước bởi gia chủ.

Được vị ni tu lên bậc trên từ một hội chúng môi giới cho, vị thọ thực thì phạm tội dukkaṭa ngoại trừ có sự chuẩn bị trước bởi gia chủ. Khi không được môi giới cho, (lầm) tưng là đã được môi giới cho, phạm tội dukkaṭa. Khi không được môi giới cho, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Khi không được môi giới cho, nhận biết là không được môi giới cho thì vô tội.

Khi có sự chuẩn bị trước bởi gia chủ, cô ni tu tập sự môi giới cho, vị sa di ni môi giới cho, tất cả (các thức khác) trừ ra năm loại vật thực, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học về được môi giới là thứ chín.

--ooOoo--

Điều học về ngồi nơi kín đáo

Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, người vợ cũ của đi đc Udāyi đã xuất gia nơi các t khưu ni. T khưu ni y thưng xuyên đi đến gặp đi đc Udāyi. Đi đc Udāyi cũng thưng xuyên đi đến gặp tỳ khưu ni ấy. Vào lúc bấy giờ, đi đc Udāyi đã cùng với tỳ khưu ni ấy một nam một nữ ngồi ở nơi kín đáo.

Các tỳ khưu ít ham mun, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Vì sao đi đc Udāyi lại cùng với tỳ khưu ni một nam một nữ ngồi ở nơi kín đáo?” ―(như trên)― “Này Udāyi, nghe nói ngươi cùng với tỳ khưu ni một nam một nữ ngồi ở nơi kín đáo, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này kẻ rồ dại, vì sao ngươi lại cùng với tỳ khưu ni một nam một nữ ngồi ở nơi kín đáo vậy? Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đc tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu nào cùng với tỳ khưu ni một nam một nữ ngồi ở nơi kín đáo thì phạm tội pācittiya.”

Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)

Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ đưc đề cập trong ý nghĩa này.

Tỳ khưu ni nghĩa là người nữ đã được tu lên bậc trên ở cả hai hội chúng.

Với: cùng chung.

Một nam một nữ: chỉ có vị tỳ khưu và vị tỳ khưu ni.

Kín đáo: nghĩa là kín đáo đối với mắt, kín đáo đối với tai. Kín đáo đối với mắt: nghĩa là không thể nhìn thấy trong khi bị che mắt lại, trong khi nhướng mày, trong khi ngẩng đầu lên. Kín đáo đối với tai: nghĩa là không thể nghe lời nói (với giọng) bình thường.

Ngồi: Khi vị tỳ khưu ni đang ngồi, vị tỳ khưu ngồi gần hoặc nằm gần thì phạm tội pācittiya. Trong khi vị tỳ khưu đang ngồi, vị tỳ khưu ni ngồi gần hoặc nằm gần thì phạm tội pācittiya. Hoặc cả hai đang ngồi hoặc cả hai đang nằm thì phạm tội pācittiya.

Chỗ kín đáo, nhận biết là chỗ kín đáo, vị ngồi xuống một nam một nữ thì phạm tội pācittiya. Ch kín đáo, có sự hoài nghi, vị ngồi xuống một nam một nữ thì phạm tội pācittiya. Ch kín đáo, (lm) tưởng là chỗ không kín đáo, vị ngồi xuống một nam một nữ thì phạm tội pācittiya.

 Chỗ không kín đáo, (lm) tưởng là chỗ kín đáo, phạm tội dukkaṭa. Chỗ không kín đáo, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Chỗ không kín đáo, nhận biết là chỗ không kín đáo thì vô tội.

Có bất cứ ngưi nam nào có trí suy xét là người thứ nhì, vị đứng không ngồi, không mong mỏi chỗ kín đáo, đang bận tâm chuyện khác rồi ngồi xuống, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học về ngồi nơi kín đáo là th mười.

Phẩm Giáo Giới là thứ ba.

--ooOoo--

Tóm lược phẩm này

Vị chưa được chỉ định, (mặt trời) đã lặn, chỗ ngụ của tỳ khưu ni, vì vật chất, với việc cho (y), vị may (y), (hẹn nhau đi) đường xa, (chung) thuyền, vị có thể thọ thực, một nam và một nữ, các điều ấy là mười.

--ooOoo--

[1] Tài liệu The Buddhist Monastic Code cho biết khoảng cách là 6 mét (?).

[2] Nghĩ rằng: “Sau khi quay trở lại, ta sẽ thu dọn” (VinA. iv, 776).

[3] Ācāra-gocara: hành xứ, tức là sở hành và các chỗ đi lại, thân cận. Ngài Buddhaghosa giải thích là vị không thực hành tà mạng như là cho tre, v.v... không đi đến các nơi không nên đi như gái điếm, v.v... và có được hành xứ là các gia đình đy đ đức tin, v.v... (VinA. iv, 788).

[4] Khi còn tại gia, không có đụng chạm cơ thể với tỳ khưu ni, không thực hiện việc đôi lứa với các cô ni tu tập sự và các sa di ni (VinA. iv, 791).

[5] Để khỏi bị phạm tội khi thuyết Pháp đến người nữ (Sđd. 792).

[6] “Samaggattha bhaginiyo ti” được ngài Buddhaghosa giải thích rằng: “Sabbā āgatthatā ti” nên được dịch như trên thay vì “Các sư t có được hợp nhất không?” (Sđd. 792).

[7] “vaggamhāyyā ti” thay vì dịch “Thưa ngài, chúng tôi là phe nhóm,” chúng tôi dch như trên cho phù hợp mạch văn.

[8] Vị đang đọc tụng phần Pāli  của tám Trọng Pháp (VinA. iv, 800).

[9] Vị đang đọc Chú Giải về phần Pāli của tám Trọng Pháp (Sđd.).

[10] Udāna, Meghiyavagga, Sāriputtasuttaṃ; Theragāthā, Ekakanipāta, Ekudāniyattheragāthā.

[11] Chú giải cho biết rằng: “Sau khi nhuộm y, đi đc Udāyi đã dùng nhiều màu sắc phác họa ở phần giữa của y ấy hình ảnh ngưi nam và người nữ với sự thực hiện việc đôi lứa còn chưa kết thúc” (VinA. iv, 804).

[12] Gāmantara = gāma-antaraṃ: khoảng giữa của các làng.

[13] Tài liệu The Buddhist Monastic Code cho biết khoảng cách của nửa do-tuần là 8 km, tức 5 miles.



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada