Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư chiếm hữu các chỗ nằm tốt nhất; các tỳ khưu trưởng lão bảo các vị ấy đứng dậy. Khi ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã khởi ý điều này: “Bằng phương kế gì chúng ta có thể sống mùa (an cư) mưa ở chính nơi này?” Sau đó, các tỳ khưu nhóm Lục Sư chen vào (chỗ) các tỳ khưu trưởng lão rồi nằm xuống (nghĩ rằng): “Người nào bực bội thì sẽ ra đi.”
Các tỳ khưu ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Vì sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư lại chen vào (chỗ) các tỳ khưu trưởng lão rồi nằm xuống?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi chen vào (chỗ) các tỳ khưu trưởng lão rồi nằm xuống, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu nào ở trong trú xá thuộc về hội chúng dầu biết vẫn chen vào (chỗ) của vị tỳ khưu đã đến trước rồi nằm xuống (nghĩ rằng): ‘Người nào bực bội thì sẽ ra đi.’ Sau khi thực hiện chỉ nguyên nhân ấy không điều nào khác thì phạm tội pācittiya.”
Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)―
Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ được đề cập trong ý nghĩa này.
Trú xá thuộc về hội chúng nghĩa là đã được dâng đến, đã được giao hẳn cho hội chúng.
Biết nghĩa là vị biết rằng: ‘Vị già cả;’ vị biết rằng: ‘Vị bệnh;’ vị biết rằng: ‘Đã được hội chúng giao cho.’
Chen vào: là sau khi lấn chiếm.
Nằm xuống: Sau khi trải ra hoặc bảo trải ra chỗ nằm ở khu vực lân cận của giường hoặc của ghế hoặc của lối vào hoặc của lối ra thì phạm tội dukkaṭa. Vị nằm xuống hoặc ngồi xuống (ở chỗ ấy) thì phạm tội pācittiya.
Sau khi thực hiện chỉ nguyên nhân ấy không điều nào khác: không có bất cứ nguyên nhân nào khác khiến (vị ấy) chen vào rồi nằm xuống.
Thuộc về hội chúng, nhận biết là thuộc về hội chúng, vị chen vào rồi nằm xuống thì phạm tộipācittiya. Thuộc về hội chúng, có sự hoài nghi, vị chen vào rồi nằm xuống thì phạm tộipācittiya. Thuộc về hội chúng, (lầm) tưởng là thuộc về cá nhân, vị chen vào rồi nằm xuống thì phạm tội pācittiya.
Vị trải ra hoặc bảo trải ra chỗ nằm không thuộc khu vực lân cận của giường hoặc của ghế hoặc của lối vào hoặc của lối ra thì phạm tội dukkaṭa. Vị nằm xuống hoặc ngồi xuống (chỗ ấy) thì phạm tội dukkaṭa. Vị trải ra hoặc bảo trải ra chỗ nằm ở vùng phụ cận của trú xá hoặc trong phòng phục vụ hoặc ở mái che hoặc ở gốc cây hoặc ở ngoài trời thì phạm tội dukkaṭa. Vị nằm xuống hoặc ngồi xuống (chỗ ấy) thì phạm tội dukkaṭa.
Thuộc về cá nhân, (lầm tưởng) là thuộc về hội chúng, phạm tội dukkaṭa. Thuộc về cá nhân, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Thuộc về cá nhân, (lầm tưởng) là thuộc về cá nhân (này) trong khi lại thuộc về cá nhân khác, phạm tội dukkaṭa. Thuộc về cá nhân của mình thì vô tội.
Vị đi vào khi bị bệnh, vị đi vào vì lạnh hoặc vì nóng hoặc bị áp bức, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”
Điều học về việc chen vào là thứ sáu.
--ooOoo--
Điều học về việc lôi kéo ra
Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Mười Bảy Sư đang sửa chữa ngôi trú xá lớn nọ ở vùng ven (nghĩ rằng): ‘Chúng ta sẽ sống mùa (an cư) mưa ở đây.’ Các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã nhìn thấy các tỳ khưu nhóm Mười Bảy Sư đang sửa chữa ngôi trú xá, sau khi nhìn thấy đã nói như vầy: - “Này các đại đức, các tỳ khưu nhóm Mười Bảy Sư này đang sửa chữa ngôi trú xá. Giờ chúng ta sẽ bảo họ rút đi.” Một số vị đã nói như vầy: - “Này các đại đức, hãy chờ đợi trong lúc họ đang sửa chữa. Khi đã được sửa chữa xong thì chúng ta sẽ bảo họ rút đi.” Sau đó, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã nói với các tỳ khưu nhóm Mười Bảy Sư điều này: - “Này các đại đức, hãy đi đi, trú xá được giao cho chúng tôi.” - “Này các đại đức, sao lại không nói cho biết trước, chúng tôi đã có thể sửa chữa cái khác?” - “Này các đại đức, không phải trú xá thuộc về hội chúng hay sao?” - “Này các đại đức, đúng vậy, trú xá thuộc về hội chúng.” - “Này các đại đức, hãy đi đi, trú xá được giao cho chúng tôi.” - “Này các đại đức, trú xá thì lớn, các vị ở được, thì chúng tôi cũng sẽ ở được.” - “Này các đại đức, hãy đi đi, trú xá được giao cho chúng tôi.” Rồi đã nổi giận, bất bình nắm (các vị ấy) ở cổ lôi kéo ra ngoài. Trong lúc bị lôi kéo ra ngoài, các vị ấy khóc lóc. Các tỳ khưu đã nói như vầy: - “Này các đại đức, vì sao các vị khóc lóc vậy?” - “Thưa các đại đức, những tỳ khưu nhóm Lục Sư này nổi giận, bất bình rồi lôi kéo chúng tôi ra khỏi trú xá thuộc về hội chúng.”
Các tỳ khưu ít ham muốn, ―(như trên)― Các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Vì sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư này khi nổi giận, bất bình lại lôi kéo các tỳ khưu ra khỏi trú xá thuộc về hội chúng?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi nổi giận, bất bình rồi lôi kéo các tỳ khưu ra khỏi trú xá thuộc về hội chúng, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi khi nổi giận, bất bình lại lôi kéo các tỳ khưu ra khỏi trú xá thuộc về hội chúng vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu nào nổi giận, bất bình rồi lôi kéo hoặc bảo lôi kéo vị tỳ khưu ra khỏi trú xá thuộc về hội chúng thì phạm tội pācittiya.”
Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)―
Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ được đề cập trong ý nghĩa này.
Vị tỳ khưu: là vị tỳ khưu khác.
Nổi giận, bất bình: không được hài lòng, có tâm bực bội, nảy sanh lòng cay cú.
Trú xá thuộc về hội chúng nghĩa là đã được dâng đến, đã được giao hẳn cho hội chúng.
Lôi kéo ra: sau khi nắm lấy ở trong phòng rồi lôi kéo ra phía trước thì phạm tội pācittiya. Sau khi nắm lấy ở phía trước rồi lôi kéo ra bên ngoài thì phạm tội pācittiya. Với một lần ra sức, mặc dầu kéo đi qua nhiều cánh cửa phạm (chỉ một) tội pācittiya.
Bảo lôi kéo ra: vị ra lệnh người khác thì phạm tội pācittiya. Được ra lệnh một lần, mặc dầu kéo đi qua nhiều cánh cửa (vị ra lệnh) phạm (chỉ một) tội pācittiya.
Thuộc về hội chúng, nhận biết là thuộc về hội chúng, vị nổi giận bất bình rồi lôi kéo ra hoặc bảo lôi kéo ra thì phạm tội pācittiya. Thuộc về hội chúng, có sự hoài nghi, vị nổi giận bất bình rồi lôi kéo ra hoặc bảo lôi kéo ra thì phạm tội pācittiya. Thuộc về hội chúng, (lầm) tưởng là thuộc về cá nhân, vị nổi giận bất bình rồi lôi kéo ra hoặc bảo lôi kéo ra thì phạm tội pācittiya.
Vị lôi kéo ra hoặc bảo lôi kéo ra vật dụng của vị kia thì phạm tội dukkaṭa. Vị lôi kéo ra hoặc bảo lôi kéo ra khỏi vùng phụ cận của trú xá, hoặc ra khỏi phòng phục vụ, hoặc ra khỏi mái che, hoặc ra khỏi gốc cây, hoặc ra khỏi khuôn viên bên ngoài thì phạm tội dukkaṭa.
Vị lôi kéo ra hoặc bảo lôi kéo người chưa tu lên bậc trên ra khỏi trú xá, hoặc ra khỏi vùng phụ cận của trú xá, hoặc ra khỏi phòng phục vụ, hoặc ra khỏi mái che, hoặc ra khỏi gốc cây, hoặc ra khỏi khuôn viên bên ngoài thì phạm tội dukkaṭa. Vị lôi kéo ra hoặc bảo lôi kéo ra vật dụng của vị kia thì phạm tội dukkaṭa.
Thuộc về cá nhân, (lầm tưởng) là thuộc về hội chúng, phạm tội dukkaṭa. Thuộc về cá nhân, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Thuộc về cá nhân, (lầm tưởng) là thuộc về cá nhân (này) trong khi lại thuộc về cá nhân khác, phạm tội dukkaṭa. Thuộc về cá nhân của mình thì vô tội.
Vị lôi kéo hoặc bảo lôi kéo ra vị không biết hổ thẹn, vị lôi kéo hoặc bảo lôi kéo ra vật dụng của vị ấy; vị lôi kéo hoặc bảo lôi kéo ra vị bị điên, vị lôi kéo hoặc bảo lôi kéo ra vật dụng của vị ấy; vị lôi kéo hoặc bảo lôi kéo ra vị thường gây nên các sự xung đột, ... vị thường gây nên các sự cãi cọ, ... vị thường gây nên các sự tranh luận, ... vị thường gây nên các sự nói chuyện nhảm nhí, ... vị thường gây nên các sự tranh tụng trong hội chúng, vị lôi kéo hoặc bảo lôi kéo ra vật dụng của vị kia; vị lôi kéo hoặc bảo lôi kéo ra người đệ tử hoặc người học trò không thực hành phận sự đúng đắn, vị lôi kéo hoặc bảo lôi kéo ra vật dụng của vị kia; vị bị điên; vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”
Điều học về việc lôi kéo ra là thứ bảy.
--ooOoo--
Điều học về căn gác lầu
Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, có hai vị tỳ khưu trong trú xá của hội chúng có căn gác lầu, một vị sống ở bên dưới, một vị ở phía trên. Vị tỳ khưu ở trên đã ngồi xuống một cách vội vã ở chiếc giường loại có chân tháo rời được. Chân giường đã rơi xuống và chạm vào đầu của vị tỳ khưu ở bên dưới. Vị tỳ khưu ấy đã thét lên. Các tỳ khưu đã chạy lại và đã nói với vị tỳ khưu ấy điều này: - “Này đại đức, vì sao đại đức đã thét lên?” Khi ấy, vị tỳ khưu ấy đã kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu.
Các tỳ khưu ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Vì sao vị tỳ khưu lại ngồi xuống một cách vội vã ở chiếc giường loại có chân tháo rời được ở căn gác lầu trong trú xá của hội chúng?” ―(như trên)― “Này tỳ khưu, nghe nói ngươi ngồi xuống một cách vội vã ở chiếc giường loại có chân tháo rời được ở căn gác lầu trong trú xá của hội chúng, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này kẻ rồ dại, vì sao ngươi lại ngồi xuống một cách vội vã ở chiếc giường loại có chân tháo rời được ở căn gác lầu trong trú xá của hội chúng vậy? Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu nào ngồi xuống hoặc nằm xuống ở chiếc giường hoặc ghế loại có chân tháo rời được ở căn gác lầu trong trú xá của hội chúng thì phạm tội pācittiya.”
Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)―
Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ được đề cập trong ý nghĩa này.
Vị tỳ khưu: là vị tỳ khưu khác.
Thuộc về hội chúng nghĩa là trú xá đã được dâng đến, đã được giao hẳn cho hội chúng.
Căn gác lầu nghĩa là không đụng vào đầu của người đàn ông (có chiều cao) bậc trung.
Giường loại có chân tháo rời được nghĩa là sau khi khoan lỗ rồi được gắn vào.
Ghế loại có chân tháo rời được nghĩa là sau khi khoan lỗ rồi được gắn vào.
Ngồi xuống: vị ngồi xuống ở chỗ ấy thì phạm tội pācittiya.
Nằm xuống: vị nằm xuống ở chỗ ấy thì phạm tội pācittiya.
Thuộc về hội chúng, nhận biết là thuộc về hội chúng, vị ngồi xuống hoặc nằm xuống ở chiếc giường hoặc ghế loại có chân tháo rời được ở căn gác lầu thì phạm tội pācittiya. Thuộc về hội chúng, có sự hoài nghi, ―(như trên)― Thuộc về hội chúng, (lầm) tưởng là thuộc về cá nhân, vị ngồi xuống hoặc nằm xuống ở chiếc giường hoặc ghế loại có chân tháo rời được ở căn gác lầuthì phạm tội pācittiya.
Thuộc về cá nhân, (lầm tưởng) là thuộc về hội chúng, phạm tội dukkaṭa. Thuộc về cá nhân, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Thuộc về cá nhân, (lầm tưởng) là thuộc về cá nhân (này) trong khi lại thuộc về cá nhân khác, phạm tội dukkaṭa. Thuộc về cá nhân của mình thì vô tội.
Ở chỗ không phải là gác lầu, ở gác lầu (thấp) bị va chạm vào đầu, phần bên dưới là không được sử dụng, (gác lầu) đã được lót sàn, (giường ghế) đã được đóng đinh, vị đứng ở trên chỗ ấy lấy xuống hoặc treo lên, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”
Điều học về căn gác lầu là thứ tám.
--ooOoo--
Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada