Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, đi đức Upananda con trai dòng Sakya gây chuyện xung đột với các tỳ khưu nhóm Lc Sư. Vị ấy sau khi phạm tội xuất ra tinh dịch có sự cố ý đã thỉnh cầu hội chúng hành phạt parivāsa về tội ấy. Hội chúng đã ban cho vị ấy hành phạt parivāsavề tội ấy.

Vào lúc bấy giờ, tại thành Sāvatthī có buổi trai phạn của phường hội nọ. Vị ấy đang chịu hành phạt parivāsa nên đã ngồi chỗ ngồi cuối cùng trong nhà ăn. Các t khưu nhóm Lc Sư đã nói với các cư sĩ y điu này: - “Này các đạo hữu, vị này là đi đức Upananda con trai dòng Sakya được quen thuộc với quý vị, là vị thường tới lui với các gia đình, là vị thọ dụng vật tín thí bằng chính bàn tay đã gắng sức làm xuất ra tinh dịch. Vị ấy sau khi phạm tội xuất ra tinh dịch có sự cố ý đã thỉnh cầu hội chúng hành phạt parivāsa về tội ấy. Hội chúng đã ban cho vị ấy hành phạt parivāsa về tội ấy. Vị ấy đang chịu hành phạt parivāsa nên đã ngồi chỗ ngồi cuối cùng trong nhà ăn.”

Các tỳ khưu ít ham mun, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Vì sao các tỳ khưu nhóm Lc Sư lại công bố tội xấu của vị tỳ khưu đến ngưi chưa tu lên bậc trên?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi công bố tội xấu của vị tỳ khưu đến ngưi chưa tu lên bc trên, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi lại công bố tội xấu của vị tỳ khưu đến ngưi chưa tu lên bậc trên vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đc tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu nào công bố tội xấu của vị tỳ khưu đến ngưi chưa tu lên bậc trên thì phạm tội pācittiya ngoại trừ có sự đồng ý của các tỳ khưu.”

Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)

Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ đưc đề cập trong ý nghĩa này.

Của tỳ khưu: là của vị tỳ khưu khác.

Tội xấu nghĩa là bốn tội pārājika và mười ba tội saṅghādisesa.

Ngưi chưa tu lên bậc trên nghĩa là trừ ra tỳ khưu và t khưu ni, (các người) còn lại là ngưi chưa tu lên bậc trên.

Công bố: Vị công bố đến người nữ, hoặc đến người nam, hoặc đến người tại gia, hoặc đến vị xuất gia.

Ngoại trừ có sự đồng ý của các tỳ khưu: Trừ ra có sự đồng ý của các tỳ khưu. Có s đồng ý của các tỳ khưu có sự giới hạn về tội không có sự giới hạn về gia đình, có sự đồng ý của các tỳ khưu có sự giới hạn về gia đình không có sự giới hạn về tội, có sự đồng ý của các tỳ khưu có sự giới hạn về tội và có sự giới hạn về gia đình, có sự đồng ý của các tỳ khưu không có sự giới hạn về tội và không có sự giới hạn về gia đình.

Có sự giới hạn về tội nghĩa là các tội đưc xét đến: “Nên công bố với chừng ấy tội.” Có sự giới hạn về gia đình nghĩa là các gia đình đưc xét đến: “Nên công bố đến chừng ấy gia đình.” Có sự giới hạn về tội và có sự giới hạn về gia đình nghĩa là các tội đưc xét đến và các gia đình đưc xét đến: “Nên công bố với chừng ấy tội đến chừng ấy gia đình.” Không có sự giới hạn về tội và không có sự giới hạn về gia đình nghĩa là các tội không đưc xét đến và các gia đình không đưc xét đến: “Nên công bố với chừng ấy tội đến chừng ấy gia đình.”

Khi có sự giới hạn về tội, trừ ra các tội đưc xét đến vị công bố các tội khác thì phạm tộipācittiya.

Khi có sự giới hạn về gia đình, trừ ra các gia đình đưc xét đến vị công bố đến các gia đình khác thì phạm tội pācittiya.

Khi có sự giới hạn về tội và có sự giới hạn về gia đình, trừ ra các tội đưc xét đến và trừ ra các gia đình đưc xét đến, vị công bố các tội khác đến các gia đình khác thì phạm tội pācittiya.

Khi không có sự giới hạn về tội và không có sự giới hạn về gia đình thì vô tội.

Tội xấu, nhận biết là tội xấu, vị công bố đến ngưi chưa tu lên bậc trên thì phạm tội pācittiyangoại trừ có sự đồng ý của các tỳ khưu. Tội xấu, có sự hoài nghi, vị công bố đến ngưi chưa tu lên bậc trên thì phạm tội pācittiya ngoại trừ có sự đồng ý của các tỳ khưu. Tội xấu, (lầm) tưởng không phải là tội xấu, vị công bố đến ngưi chưa tu lên bậc trên thì phạm tội pācittiyangoại trừ có sự đồng ý của các tỳ khưu.

Vị công bố tội không phải là tội xấu thì phạm tội dukkaṭa. Vị công bố sự vi phạm tội xấu hoặc tội không xấu của ngưi chưa tu lên bậc trên thì phạm tội dukkaṭa.

Không phải là tội xấu, (lầm) tưởng là tội xấu, phạm tội dukkaṭa. Không phải là tội xấu, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Không phải là tội xấu, nhận biết không phải là tội xấu, phạm tội dukkaṭa.

Vị tuyên bố về sự việc không (tuyên bố) về tội, vị tuyên bố về tội không (tuyên bố) về sự việc, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học về công bố tội xấu là thứ chín.



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada