Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, trong thành Sāvatthī có bữa trai phạn có dâng y đến hội chúng của phường hội nọ được chuẩn bị (thông báo rằng): “Sau khi mời thọ thực, chúng tôi sẽ dâng y.” Khi ấy, các tỳ khưu nhóm Lc sư đã đi đến gặp phường hội ấy, sau khi đến đã nói với phường hội ấy điu này: - “Này các đạo hữu, hãy dâng các y này cho chúng tôi.” - “Thưa các ngài, chúng tôi sẽ không dâng, bữa trai phạn có dâng y đến hội chúng hàng năm ca chúng tôi đã đưc thông báo.” - “Này các đạo hữu, hội chúng có nhiều thí chủ, hội chúng có nhiều cơ hội. Chúng tôi sống ở đây nương nhờ vào quý vị, trông ngóng nơi quý vị. Nếu quý vị sẽ không bố thí đến chúng tôi, giờ còn ai sẽ bố thí cho chúng tôi? Này các đạo hữu, hãy dâng các y này cho chúng tôi.” Khi ấy, trong lúc bị các tỳ khưu nhóm Lc Sư ép buc phường hội ấy đã dâng y được chuẩn bị như thế đến các tỳ khưu nhóm Lc Sư rồi dâng vật thực đến hội chúng. Những vị tỳ khưu nào biết được bữa trai phạn có dâng y đến hội chúng đã được chuẩn bị mà không biết đưc là: ‘(Y) đã đưc dâng đến các tỳ khưu nhóm Lc Sư,’ những vị ấy đã nói như vầy:

- “Này các đạo hữu, hãy dâng y đến hội chúng.” - “Thưa các ngài, không có y như đã chuẩn bị, các ngài đi đức nhóm Lục Sư đã thuyết phục dâng cho bản thân.” Các tỳ khưu nào ít ham muốn, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- “Vì sao các tỳ khưu nhóm Lc Sư dầu biết lợi lộc đã được khẳng đnh là dâng đến hội chúng lại thuyết phục dâng cho bản thân?” Sau đó, các vị tỳ khưu y đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. - “Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi dầu biết lợi lộc đã được khẳng đnh là dâng đến hội chúng vẫn thuyết phục dâng cho bản thân, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: - “Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi dầu biết lợi lộc đã được khẳng đnh là dâng đến hội chúng lại thuyết phục dâng cho bản thân vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đc tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

Vị tỳ khưu nào dầu biết lợi lộc đã được khẳng đnh là dâng đến hội chúng vẫn thuyết phục dâng cho bản thân thì (vật ấy) nên được xả bỏ và (vị ấy) phạm tội pācittiya.”

Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)

Tỳ khưu ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ đưc đề cập trong ý nghĩa này.

Biết nghĩa là tự mình biết, hoặc những người khác nói cho vị ấy, hoặc người ấy nói.

(Dâng đến) hội chúng nghĩa là đã đưc dâng đến, đã được giao hẳn cho hội chúng.

Lợi lộc nghĩa là các vật dụng như là y phục, vật thực, chỗ trú ngụ, và thuốc men chữa bệnh ngay cả cục bột tắm, gỗ chà răng, nắm chỉ rời.

Đã được khẳng đnh là dâng đến nghĩa là lời nói đã được phát ra rằng: “Chúng tôi sẽ dâng, chúng tôi sẽ làm.”

Vị thuyết phục dâng cho bản thân, trong khi tiến hành thì phạm tội dukkaṭa. Do sự đt được thì phạm vào nissaggiya, (vật ấy) cần được xả bỏ đến hội chúng, hoặc đến nhóm, hoặc đến cá nhân. Và này các tỳ khưu, nên được xả bỏ như vy ―(như trên)― “Bạch các ngài, vật này của tôi đã được thuyết phục dâng cho bản thân dầu biết lợi lộc đã được khẳng đnh là dâng đến hội chúng, giờ cần được xả bỏ. Tôi xả bỏ vật này đến hội chúng.” ―(như trên)hội chúng nên cho lại ―(như trên)chư đi đức nên cho lại ―(như trên)― “Tôi cho lại đi đức.”

Khi đã được khẳng định, nhận biết là đã được khẳng định, vị thuyết phục dâng cho bản thân thì phạm tội nissaggiya pācittiya. Khi đã được khẳng định, có sự hoài nghi, vị thuyết phục dâng cho bản thân thì phạm tội dukkaṭa. Khi đã được khẳng định, (lầm) tưng là chưa được khẳng định, vị thuyết phục dâng cho bản thân thì vô tội. Khi đã được khẳng đnh là dâng đến hội chúng, vị thuyết phục dâng đến hội chúng khác hoặc bảo tháp thì phạm tộidukkaṭa. Khi đã được khẳng đnh là dâng đến bảo tháp, vị thuyết phục dâng đến bảo tháp khác, hoặc hội chúng, hoặc nhóm, hoặc cá nhân thì phạm tội dukkaṭa. Khi đã được khẳng định là dâng cho cá nhân, vị thuyết phục dâng cho cá nhân khác, hoặc hội chúng, hoặc nhóm, hoặc bảo tháp thì phạm tội dukkaṭa. Khi chưa được khẳng định, (lầm) tưng là đã được khẳng định, phạm tội dukkaṭa. Khi chưa được khẳng định, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Khi chưa được khẳng định, nhận biết là chưa được khẳng định thì vô tội.

Khi được hỏi rằng: “Chúng tôi dâng nơi nào?” vị nói rằng: “Nơi nào mà pháp bố thí của quý vị có thể đt được sự hữu dụng, hoặc có thể được làm vật sửa chữa, hoặc có thể tồn tại lâu dài, hoặc nơi nào tâm của quý vị hoan hỷ thì hãy dâng nơi đó,” vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Dứt điều học về ‘đã được khẳng định.’

Phẩm Bình Bát là thứ ba.

--ooOoo--

Tóm lược phần này

Hai điều về bình bát, dược phẩm, thuộc mùa mưa, việc lấy lại (y) là thứ năm. Tự mình, việc bảo dệt, (y) đặc biệt, sự nguy hiểm, và thuộc về hội chúng.

--ooOoo--

Bạch chư đại đc, ba mươi điều nissaggiya pācittiya đã đưc đọc tụng xong. Trong các điều ấy, tôi hỏi các đi đức rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đ này? Đến lần thứ nhì, tôi hỏi rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đ này? Đến lần thứ ba, tôi hỏi rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đ này? Các đi đc được thanh tịnh nên mới im lặng. Tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”

[(Y) phụ trội, chỉ một đêm, (y) ngoài hạn kỳ, việc giặt y cũ, và việc nhận lãnh ấy nữa, việc yêu cầu, và vượt quá số y ấy, luôn cả hai điều về chưa được thỉnh cầu, và về việc nhắc nhở đến lần thứ ba.

Được trộn lẫn, luôn cả thuần (màu đen), có cân lưng, và hàng năm, tấm trải lót cũ, và việc mang đi các lông cừu, việc giặt (lông cừu), luôn cả vàng bạc, và hai việc (trao đổi với mua bán) dưới nhiều hình thức.

Bình bát phụ trội, và chưa đ (năm) miếng vá, dược phẩm, vải choàng (tắm mưa), việc giật lại (y) vì bị nổi giận, hai điều về thợ dệt, và với y đặc biệt, với việc xa lìa sáu đêm, và sự thuyết phục dâng cho bản thân.”][16]

Dứt ba mươi điều.

DỨT BỘ PĀRĀJIKAPĀḶI.

--ooOoo--

[1] Cân (tulā) là đơn v đo trng lượng. Theo cách tính của ngài Mahāsamaṇa Chao ở trong Vinayamukhathì 1 tulā có trọng lượng của 160.000 hạt gạo.

[2] Từ điển của Childers ghi rằng 1 yojana là vào khoảng 12 miles, còn từ điển của Pali Text Society lại ghi là khoảng 7 miles. Trong khi đó The Buddhist Monastic Code của Thanissaro bhikkhu cho biết 1 yojana = 10 miles = 16 km.

[3] Nếu dựa vào câu chuyện này thì giá trị của 1 pāda hoặc 5 māsaka (= ¼ kahāpaṇa) vào thời bấy giờ không cao lắm, xin xem lại pārājika điều hai (ND).

[4] Aḍḍḷhakodanaṃ (aḍḍha-āḷhaka-odanaṃ). Aḍḍha là một nửa, āḷhaka là đơn v đo thể tích, odanaṃ là cơm đã được nấu. Tuy nhiên, nên hiểu là “cơm đã được nấu từ ½ āḷhaka gạo” (VinA. iii, 703), chứ không phải “lưng cơm là ½ āḷhaka.” Người Việt chúng ta cũng nói ăn hết 1 lon là ăn hết 1 lon gạo chứ không phải 1 lon cơm, Ngài Mahāsamaṇa Chao cũng giải thích tương tợ; trong khi đó dịch giả I.B. Horner dịch theo ý sau, nghĩa là “lưng cơm là ½ āḷhaka.

[5] Theo ngài Mahāsamaṇa Chao giải thích ở Vinayamukha thì 1 āḷhaka = 4 ḷi/ḷika = 8 pattha (1 nāli= 2 pattha). Pattha là lượng chứa do hai tay bụm lại. Khi dùng các lượng ½ āḷhaka, 1 nāli, 1 pattha gạo rồi nấu lên thành cơm thì các lưng cơm ấy theo thứ tự là sức chứa đựng của ba loại bình bát cỡ lớn, cỡ vừa, và cỡ nhỏ.

[6] Dvaṅgula (hai ngón tay): aṅgula là chiều dài của ngón tay tương đương độ dài của 7 hạt gạo (VibhA.343). The Buddhist Monastic Code cho biết độ dài của hai ngón tay dvaṅgula khoảng 2 inches = 5,08 cm.

[7] Theo lời giải thích của Ngài Buddhaghosa thì vị nào vì lòng thương hại mà không nhận lấy thì mới phạm tội dukkaṭa, còn vị tự biết đủ (nghĩ rằng): “Bình bát khác cho tôi làm gì?” rồi không nhận lấy thì vô tội (VinA. iii, 708).

[8] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng: “Không nên sử dụng sái với cách thức dùng ví dụ như nu cơm, nấu cháo, nấu thuốc nhuộm, v.v... Tuy nhiên, khi đi đường xa nếu bị bệnh và không có vật gì để nấu thì nên bôi đất sét ở bên ngoài rồi nấu cháo hoặc nấu nước (VinA. iii, 709).

[9] Vị tỳ khưu không đưc dùng mười loại thịt: thịt người, thịt voi, thịt ngựa, thịt chó, thịt rắn, thịt sư tử, thịt hổ, thịt beo, thịt gấu, thịt chó sói (Mahāvagga - Đại Phẩm, TTPV tập 5, chương VI, trang 557-561).

[10] Ví dụ như khi được phát sanh dầu ăn thì được cất giữ trong thời hạn bảy ngày, trường hợp quyết định làm dầu bôi ở đầu, thuốc thoa tay chân và vết thương thì không phạm tội. Lý do là vì khi sử dụng làm thuốc thoa nên trở thành vật có thể cất giữ đến hết đời (VinA. iii, 718).

[11] Chú giải cho một ví dụ là vị mặc y choàng tắm trị giá cao trong khi tắm sẽ có sự nguy hiểm về trộm cướp (Vin.A. iii, 723).

[12] Kattikatemāsipuṇṇamā (ngày rằm Kattika của ba tháng): Tương đương rằm tháng 9 âm lịch Việt Nam là ngày cuối cùng của mùa (an cư) mưa thời kỳ đầu, ngày này còn là ngày làm lễ Pavāraā của các vị tỳ khưu đã trải qua mùa (an cư) mưa thời kỳ đầu. Còn Kattikacatumāsipuṇṇamā (ngày rằm Kattika của bốn tháng) tương đương rằm tháng 10 âm lịch (ND).

[13] Thời hạn về y: nghĩa là khi Kaṭhina không được thành tựu thì một tháng cuối của mùa mưa tương đương 16 tháng chín âm lch đến hết rằm tháng mười âm lịch; thời gian này còn là thời kỳ dâng y Kaṭhina. Nếu Kaṭhina được thành tựu thì thời hạn về y đưc kéo dài đến khi nào Kaṭhina còn hiệu lực, hoặc đến hết rằm tháng 2 năm sau tức là thời hạn 5 tháng (ND).

[14] Theo âm lịch của Việt Nam là rằm tháng 10.

[15] The Buddhist Monastic Code cho biết khoảng cách của 500 cây cung độ chừng 1 km.

[16] Những câu kệ phụ trội này chỉ được thấy ở Tạng Tích Lan.



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada