Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các vị tỳ khưu đã trải qua mùa (an cư) mưa sống ở những chỗ trú ngụ trong các khu rừng. Bọn trộm cướp tháng Kattika (nghĩ rằng): “Các tỳ khưu đt được lợi lộc” nên đã quấy nhiễu. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã nói Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng: - “Này các tỳ khưu, Ta cho phép vị sống ở những chỗ trú ngụ trong các khu rừng đưc để lại một y nào đó của ba y ở trong xóm nhà.”

Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu (nghĩ rng): “Đức Thế Tôn đã cho phép vị sống ở những chỗ trú ngụ trong các khu rừng đưc để lại một y nào đó của ba y ở trong xóm nhà” rồi để lại một y nào đó của ba y ở trong xóm nhà và xa lìa hơn sáu đêm. Các y ấy bị mất, bị hư hỏng, bị cháy, bị các con chuột gặm nhấm. Các tỳ khưu trở nên mặc vải tàn tạ và y phục thô xấu. Các tỳ khưu đã nói như vy: - “Này các đi đức, tại sao các vị lại trở nên mặc vải tàn tạ và y phục thô xấu?” Khi ấy, các vị tỳ khưu y đã kể lại sự việc cho các tỳ khưu. Các t khưu nào ít ham muốn, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Vì sao các tỳ khưu sau khi để lại một y nào đó của ba y ở trong xóm nhà lại xa lìa hơn sáu đêm?”

Sau đó, các vị tỳ khưu y đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. - “Này các tỳ khưu, nghe nói các t khưu sau khi để lại một y nào đó của ba y ở trong xóm nhà lại xa lìa hơn sáu đêm, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: - “Này các tỳ khưu, vì sao những kẻ rồ dại ấy sau khi để lại một y nào đó của ba y ở trong xóm nhà lại xa lìa hơn sáu đêm vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đc tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

Khi mùa (an cư) mưa đã qua ngày rằm Kattika, trường hợp có những chỗ trú ngụ ở trong rừng đưc xác định là có sự nguy hiểm, có sự kinh hoàng, và vị tỳ khưu đang sống ở các chỗ trú ngụ có hình thức như thế, khi mong mỏi có thể để lại một y nào đó của ba y ở trong xóm nhà. Nếu vị tỳ khưu ấy có lý do nào đó đưa đến việc xa lìa y ấy, vị tỳ khưu ấy nên xa lìa y ấy tối đa là sáu đêm. Nếu xa lìa vượt quá hạn ấy, ngoại trừ có sự đồng ý của các tỳ khưu, thì (y ấy) nên được xả bỏ và (vị ấy) phạm tội pācittiya.

Khi mùa (an cư) mưa đã qua: là mùa mưa đã đuợc trải qua.

Ngày rằm Kattika: ngày rằm Kattika của bốn tháng đưc đề cập đến.[14]

Những chỗ trú ngụ ở trong rừng: Chỗ trú ngụ ở trong rừng nghĩa là cách (căn nhà) cuối cùng khoảng cách 500 cây cung.[15]

Có sự nguy hiểm nghĩa là trong tu viện hoặc trong vùng phụ cận tu viện, chỗ cắm trại của bọn cưp được thấy, chỗ ăn được thấy, chỗ đng được thấy, chỗ ngồi được thấy, chỗ nằm được thấy.

Có sự kinh hoàng nghĩa là trong tu viện hoặc trong vùng phụ cận tu viện, dân chúng bị giết bởi bọn cưp được thấy, bị cướp giật được thấy, bị đánh đp được thấy.

Vị tỳ khưu đang sống ở các chỗ trú ngụ có hình thức như thế: là vị tỳ khưu đang sống ở các chỗ trú ngụ có hình thức như vậy.

Khi mong mỏi: khi ước muốn.

Một y nào đó của ba y: hoặc là y hai lớp, hoặc là thượng y, hoặc là y nội.

Có thể để lại ở trong xóm nhà: có thể để lại ở vùng xung quanh ngôi làng là khu vực đi khất thực.

Nếu vị tỳ khưu ấy có lý do nào đó đưa đến việc xa lìa y ấy: nếu có lý do, nếu có nguyên nhân.

Vị tỳ khưu ấy nên xa lìa y ấy tối đa là sáu đêm: nên xa lìa nhiều nhất là sáu đêm.

Ngoại trừ có sự đồng ý của các tỳ khưu: Trừ ra có sự đồng ý của các tỳ khưu

Nếu xa lìa vượt quá hạn ấy: Khi hừng đông ngày thứ bảy mọc lên thì phạm vào nissaggiya, (y ấy) cần được xả bỏ đến hội chúng, hoặc đến nhóm, hoặc đến cá nhân. Và này các tỳ khưu, nên được xả bỏ như vy ―(như trên)― “Bạch các ngài, y này của tôi đã bị xa lìa quá sáu đêm, giờ cần được xả bỏ, ngoại trừ có sự đồng ý của các tỳ khưu. Tôi xả bỏ y này đến hội chúng.” ―(như trên)hội chúng nên cho lại ―(như trên)chư đi đức nên cho lại ―(như trên)― “Tôi cho lại đi đức.”

Khi quá hạn sáu đêm, nhận biết là đã quá hạn, vị xa lìa thì phạm tội nissaggiya pācittiyangoại trừ có sự đồng ý của các tỳ khưu. Khi quá hn sáu đêm, có sự hoài nghi, vị xa lìa thì phạm tội nissaggiya pācittiya ngoại trừ có sự đồng ý của các tỳ khưu. Khi quá hn sáu đêm, (lm) tưng là chưa quá hạn, vị xa lìa thì phạm tội nissaggiya pācittiya ngoại trừ có sự đồng ý của các tỳ khưu. Khi chưa nguyện xả, (lầm) tưng là đã nguyện xả, ... Khi chưa phân phát, (lm) tưng là đã phân phát, ... Khi không bị mất trộm, (lầm) tưng là đã bị mất trộm, ... Khi không bị hư hỏng, (lầm) tưng là đã bị hư hỏng, ... Khi không bị cháy, (lầm) tưng là đã bị cháy, ... Khi không bị cướp, (lầm) tưng là đã bị cướp, vị xa lìa thì phạm tội nissaggiya pācittiya ngoại trừ có sự đồng ý của các tỳ khưu.

Y phạm vào nissaggiya, không xả bỏ rồi sử dụng, phạm tội dukkaṭa. Khi chưa quá hn sáu đêm, (lm) tưng là đã quá hạn, phạm tội dukkaṭa. Khi chưa quá hn sáu đêm, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Khi chưa quá hn sáu đêm, nhận biết là chưa quá hạn thì vô tội.

Vị xa lìa sáu đêm, vị xa lìa kém sáu đêm, sau khi xa lìa sáu đêm vị ấy đi vào lại trong ranh giới của làng cư ngụ rồi ra đi, vị nguyện xả trong đêm thứ sáu, vị phân phát, (y) bị mất trộm, (y) bị hư hỏng, (y) bị cháy, (những ngưi khác) cướp rồi lấy đi, (các vị khác) lấy đi do sự thân thiết, với sự đồng ý của các tỳ khưu, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Dứt điều học về (chỗ ngụ) nguy hiểm.

--ooOoo--



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada