Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lc Sư thực hiện việc tích trữ nhiều bình bát. Dân chúng trong khi đi dạo quanh các trú xá nhìn thấy rồi phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Tại sao các Sa-môn Thích tử lại tích trữ nhiều bình bát? Các Sa-môn Thích tử sẽ làm việc buôn bán bình bát hay sẽ lập nên gian hàng gốm sứ?” Các tỳ khưu đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các tỳ khưu nào ít ham muốn, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Vì sao các tỳ khưu nhóm Lc Sư lại cất giữ bình bát phụ trội?” Sau đó, các vị tỳ khưu y đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. - “Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi cất giữ bình bát phụ trội, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: - “Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi lại cất giữ bình bát phụ trội vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đc tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

Vị tỳ khưu nào cất giữ bình bát phụ trội thì (bình bát ấy) nên được xả bỏ và (vị ấy) phạm tội pācittiya.

Và điều học này đã đưc đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu như thế.

[Sự quy đnh căn bản]

Vào lúc bấy giờ, có bình bát phụ trội đưc phát sanh đến đi đc Ānanda. Đi đc Ānanda có ý định dâng bình bát ấy đến đi đc Sāriputta. Và đi đc Sāriputta ngụ tại Sāketa. Khi y, đi đc Ānanda đã khởi ý điều nảy: “Điều học đã đưc đức Thế Tôn quy đnh là: ‘Không được cất giữ bình bát phụ trội,’ và bình bát phụ trội này đã đưc phát sanh đến ta. Và ta có ý định dâng bình bát này đến đi đc Sāriputta mà đi đc Sāriputta cư ngụ ở Sāketa; vậy ta nên thực hành như thế nào?” Sau đó, đi đc Ānanda đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- “Này Ānanda, bao lâu nữa Sāriputta s đi đến đây?” - “Bạch Thế Tôn, ngày thứ chín hoặc ngày thứ mười.” Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã nói Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng: - “Này các tỳ khưu, Ta cho phép cất giữ bình bát phụ trội tối đa mười ngày. Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

Bình bát phụ trội nên được cất giữ tối đa mưi ngày. Vượt quá hạn ấy thì (bình bát ấy) nên được xả bỏ và (vị ấy) phạm tội pācittiya.

[Sự quy định lần hai]

Tối đa mười ngày: là nên được cất giữ (hoặc sử dụng) nhiều nhất mười ngày.

Bình bát phụ trội nghĩa là chưa được chú nguyện đ dùng riêng, chưa được chú nguyện để dùng chung.

Bình bát nghĩa là có hai loại bình bát: bình bát sắt và bình bát đất. Bình bát có ba dạng: bình bát cỡ lớn, bình bát cỡ vừa, bình bát cỡ nhỏ. Bình bát cỡ lớn nghĩa là chứa được một nửa āḷhaka cơm,[4] một phần tư vật thực là thức ăn tương xứng với phần (cơm) ấy. Bình bát cỡ vừa nghĩa là chứa được một ḷika cơm, một phần tư vật thực là thức ăn tương xứng với phần (cơm) ấy. Bình bát cỡ nhỏ nghĩa là chứa được một pattha[5] cơm, một phần tư vật thực là thức ăn tương xứng với phần (cơm) ấy. Lớn hơn các cỡ ấy không phải là bình bát, nhỏ hơn không phải là bình bát.

ợt quá hạn ấy thì (bình bát ấy) nên được xả bỏ:[Đến lúc hừng đông ngày th mười một thì phạm vào nissaggiya] (bình bát ấy) cần được xả bỏ đến hội chúng, hoặc đến nhóm, hoặc đến cá nhân. Và này các tỳ khưu, nên được xả bỏ như vầy: Vị tỳ khưu y nên đi đến hội chúng, đp thượng y một bên vai, đảnh lễ ở chân các tỳ khưu trưng thượng, ngồi chồm hổm, chắp tay lên, và nên nói như vầy: - “Bạch các ngài, bình bát này của tôi đã quá hạn mười ngày cần được xả bỏ. Tôi xả bỏ bình bát này đến hội chúng. Sau khi xả bỏ, nên sám hối tội. Tội nên được ghi nhận bởi vị tỳ khưu có kinh nghim, đ năng lực và bình bát đã xả bỏ nên được cho lại.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Bình bát này thuộc về vị tỳ khưu tên (như vầy) là vật phạm vào nissaggiya đã được xả bỏ đến hội chúng. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên cho lại bình bát này đến vị tỳ khưu tên (như vầy).”

Vị tỳ khưu y nên đi đến nhiều vị tỳ khưu, đp thượng y một bên vai, đảnh lễ ở chân các tỳ khưu trưng thượng, ngồi chồm hổm, chắp tay lên, và nên nói như vầy: - “Thưa các ngài, bình bát này của tôi đã quá hạn mười ngày cần được xả bỏ. Tôi xả bỏ vật này đến các đi đức.” Sau khi xả bỏ, nên sám hối tội. Tội nên được ghi nhận bởi vị tỳ khưu có kinh nghim, đ năng lực và bình bát đã xả bỏ nên được cho lại.

Xin chư đi đức hãy lắng nghe tôi. Bình bát này thuộc về vị tỳ khưu tên (như vầy) là vật phạm vào nissaggiya đã được xả bỏ đến chư đi đức. Nếu là thời điểm thích hợp cho chư đi đc, chư đi đức nên cho lại bình bát này đến vị tỳ khưu tên (như vầy).

Vị tỳ khưu y nên đi đến một vị tỳ khưu, đp thượng y một bên vai, ngồi chồm hổm, chắp tay lên, và nên nói như vầy: - “Thưa đi đức, bình bát này của tôi đã quá hạn mười ngày cần được xả bỏ. Tôi xả bỏ bình bát này đến đi đức.” Sau khi xả bỏ, nên sám hối tội. Tội nên được ghi nhận bởi vị tỳ khưu ấy và bình bát đã xả bỏ nên được cho lại: “Tôi cho lại đi đức bình bát này.”

Khi quá hạn mười ngày, nhận biết là đã quá hạn, phạm tội nissaggiya pācittiya. Khi quá hạn mười ngày, có sự hoài nghi, phạm tội nissaggiya pācittiya. Khi quá hạn mười ngày, (lầm) tưng là chưa quá hạn, phạm tội nissaggiya pācittiya. Khi chưa được chú nguyện để dùng riêng, (lầm) tưng là đã được chú nguyện để dùng riêng, phạm tội nissaggiya pācittiya. Khi chưa được chú nguyện để dùng chung, (lầm) tưng là đã được chú nguyện để dùng chung, phạm tội nissaggiya pācittiya. Khi chưa được phân phát, (lầm) tưng là đã được phân phát, phạm tội nissaggiya pācittiya. Khi không bị mất trộm, (lầm) tưng là đã bị mất trộm, phạm tội nissaggiya pācittiya. Khi không bị hư hỏng, (lầm) tưng là đã bị hư hỏng, phạm tội nissaggiya pācittiya. Khi không bị bể, (lầm) tưng là đã bị bể, phạm tội nissaggiya pācittiya. Khi không bị cướp, (lầm) tưng là đã bị cướp, phạm tội nissaggiya pācittiya. Bình bát phạm vào nissaggiya, không xả bỏ rồi sử dụng, phạm tội dukkaṭa. Khi chưa quá hn mười ngày, (lầm) tưởng là đã quá hạn, phạm tội dukkaṭa. Khi chưa quá hn mười ngày, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Khi chưa quá hn mười ngày, nhận biết là chưa quá hạn thì vô tội.

Trong thời hạn mười ngày, vị chú nguyện để dùng riêng, vị chú nguyện để dùng chung, vị phân phát, (bình bát) bị mất trộm, (bình bát) bị hư hỏng, (bình bát) bị bể, (những ngưi khác) cướp rồi lấy đi, (các vị khác) lấy đi do sự thân thiết, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lc Sư không cho lại bình bát đã được xả bỏ. Các tỳ khưu đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. - “Này các tỳ khưu, không nên không cho lại bình bát đã được xả bỏ; vị nào không cho lại thì phạm tội dukkaṭa.”

Dứt điều học về bình bát.

--ooOoo--



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada